Trắc nghiệm Địa lí vùng kinh tế - Mức độ thông hiểu (có lời giải chi tiết)
50 câu trắc nghiệm Địa lí vùng kinh tế - Mức độ thông hiểu - Đề số 1 (có lời giải chi tiết)
-
1011 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Nhận định không nói lên ý nghĩa quan trọng của hệ thống các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng là:
Đáp án đúng là: D
Nhận định không nói lên ý nghĩa quan trọng của hệ thống các đảo và quần đảo nước ta
trong chiến lược phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng là “D. là nơi lý tưởng để xây dựng các cảng biển, mở rộng mối quan hệ giao thương với nước ngoài” vì giao thương với nước ngoài thông qua hệ thống cảng ở các đảo, quần đảo lại tốn chi phí lớn để vận chuyển về đất liền
Câu 2:
23/07/2024Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?
Đáp án đúng là: D
Không giống như đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long không có hệ thống đê điều phức tạp và nhiều đê ven sông. Thay vào đó, khu vực này chủ yếu sử dụng hệ thống kênh rạch để điều tiết nước và chống ngập lụt. Sự thiếu vắng của hệ thống đê điều lớn là một trong những đặc điểm phân biệt rõ rệt giữa hai vùng đồng bằng này.
D đúng.
- A sai vì đặc điểm có mạng lưới kênh rạch chằng chịt là đúng. Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với hệ thống kênh rạch dày đặc, tạo nên một mạng lưới thủy lợi phức tạp và đa dạng. Hệ thống này không chỉ giúp tưới tiêu cho nông nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong giao thông vận tải và sinh hoạt hàng ngày của người dân.
- B sai vì đặc điểm được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu cũng đúng. Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh chính của sông Mê Kông, mang theo lượng phù sa lớn bồi đắp cho đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm. Nhờ vậy, đất đai ở khu vực này rất màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng trọt và canh tác nông nghiệp.
- C sai vì là đồng bằng châu thổ: Đây là một đặc điểm chính xác. Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng châu thổ lớn, được hình thành qua quá trình bồi đắp phù sa từ sông Mê Kông. Đồng bằng này có diện tích rộng lớn và là một trong những vùng đồng bằng lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam.
* Đồng bằng sông Cửu Long
+ Diện tích: Rộng 40 000 km2.
+ Địa hình thấp, phẳng.
+ Đặc điểm: Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
+ Chịu tác động mạnh của thủy triều (triều cường).
Cánh đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long
* Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long
- Lãnh thổ: Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh/thành phố; diện tích hơn 40 nghìn km2 (chiếm 12%); Dân số 17,4 triệu người (18,1% dân số cả nước - 2019).
- Tiếp giáp: Đông Nam Bộ, biển Đông, vịnh Thái Lan và Campuchia.
- Đặc điểm: Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 3:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp nào?
Đáp án đúng là: D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp: Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm phả.
=> Chọn đáp án D
Câu 4:
23/07/2024Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì:
Đáp án đúng là: B
Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển (sgk Địa lí 12 trang 38) => Chọn đáp án B
Câu 5:
23/07/2024Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng khô nóng vào đầu mùa hạ ở đồng bằng ven biển Trung Bộ là do
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng khô nóng vào đầu mùa hạ ở đồng bằng ven biển Trung Bộ là do bức chắn dãy Trường Sơn làm cho khối khí tây nam xuất phát từ Bắc An Độ Dương trở nên khô nóng gây nên hiện tượng phơn (sgk Địa lí 12 trang 41) => ý D đúng và đầy đủ nhất
=> Chọn đáp án D
Câu 6:
23/07/2024Khu vực có thềm lục địa thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng
Đáp án đúng là: D
Khu vực có thềm lục địa thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng Nam Trung Bộ; quan sát Atlat trang 6-7 dễ nhận thấy khu vực biển Nam Trung Bộ nước ta, biển sâu, đáy biển dốc mau xuống độ sâu 1000-2000m, đáy biển có độ sâu dưới 200m rất hẹp => Chọn đáp án D
Câu 7:
23/07/2024Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là
Đáp án đúng là: C
Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là muối biển, biển nước ta là nguồn muối vô tận (sgk Địa lí 12 trang 191) => Chọn đáp án C
Câu 8:
23/07/2024Vùng có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta là
Đáp án đúng là: D
Vùng có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta là Nam Bộ, đặc biệt là Đống bằng sông Cửu Long với thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (sgk Địa lí 12 trang 38-187 và hiểu biết thực tế) => Chọn đáp án D
Câu 9:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, hãy cho biết theo thứ tự từ Bắc vào Nam lần lượt là các vịnh biển nào?
Đáp án đúng là: B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, theo thứ tự từ Bắc vào Nam lần lượt là các vịnh biển Hạ Long - Diễn Châu - Xuân Đài - Vân Phong - Cam Ranh => Chọn đáp án B
Câu 10:
23/07/2024Loại khoáng sản có tiềm năng, giá trị kinh tế lớn nhất ở biển Đông nước ta là
Đáp án đúng là: A
Loại khoáng sản có tiềm năng, giá trị kinh tế lớn nhất ở biển Đông nước ta là dầu khí (sgk Địa lí 12 trang 38) => Chọn đáp án A
Câu 11:
23/07/2024Thế mạnh nổi bật của sông ngòi ở vùng núi Tây Bắc nước ta là
Đáp án đúng là: A
Thế mạnh nổi bật của sông ngòi ở vùng núi Tây Bắc nước ta là sông ngòi lắm thác ghềnh, độ dốc lớn => thế năng lớn => trữ năng thủy điện lớn => Chọn đáp án A
Câu 12:
23/07/2024Đất mặn, đất phèn chiếm 2/3 diện tích tự nhiên là đặc điểm của
Đáp án đúng là: B
Đất mặn, đất phèn chiếm 2/3 diện tích tự nhiên là đặc điểm của Đồng bằng sông Cửu
Long (sgk Địa lí 12 trang 33) => Chọn đáp án B
Câu 13:
23/07/2024Đặc điểm nào không phải là của Đồng bằng sông Hồng?
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm không phải là của Đồng bằng sông Hồng là địa hình cao và phân bậc vì địa hình
đồng bằng sông Hồng tương đối thấp, nhìn chung đồng bằng có độ cao <50m (Atlat trang 13)
=> Chọn đáp án B
Câu 14:
28/12/2024Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?
Đáp án đúng là: C
- Đặc điểm không đúng với đồng bằng sông Hồng là Chịu tác động mạnh của thủy triều nhất so với các đồng bằng khác.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng là Chịu tác động mạnh của thủy triều nhất so với các đồng bằng khác vì đồng bằng sông Hồng ít chịu ảnh hưởng bởi thủy triều hơn các đồng bằng khác như Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô nước triều xâm nhập sâu vào đất liền gây nhiễm mặn đất đai, sông ngòi.
→ C đúng
- A sai vì đây là khu vực chịu ảnh hưởng của các đê bao quanh, hạn chế việc bồi đắp phù sa và dễ bị ngập lụt.
- B sai vì đây là cấu trúc địa hình của đồng bằng, với các vùng cao ở phía Tây và phía Bắc, dần dốc xuống phía Đông và Nam hướng ra biển.
- D sai vì đây là nguồn cung cấp phù sa chủ yếu cho vùng đồng bằng, giúp đất đai màu mỡ và thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm "chịu tác động mạnh của thủy triều nhất so với các đồng bằng khác" không đúng với đồng bằng sông Hồng vì:
-
Thủy triều ảnh hưởng mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long: Do vị trí nằm ở phía Nam, nơi có mạng lưới sông ngòi chằng chịt và chịu tác động trực tiếp của biển Đông và biển Tây, đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng thủy triều lớn hơn.
-
Đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng: Được hình thành bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, đồng bằng sông Hồng có bề mặt tương đối cao hơn so với đồng bằng sông Cửu Long, nên ảnh hưởng thủy triều không lớn bằng.
-
Chế độ thủy văn: Đồng bằng sông Hồng chịu tác động chủ yếu bởi lượng nước từ thượng nguồn sông Hồng và mưa theo mùa hơn là thủy triều.
-
Tác động của đê điều: Hệ thống đê điều dày đặc ở đồng bằng sông Hồng làm giảm thiểu ảnh hưởng của thủy triều, ngăn nước biển tràn sâu vào nội địa.
-
So sánh với đồng bằng sông Cửu Long: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị ngập lụt bởi thủy triều kết hợp với triều cường, trong khi đồng bằng sông Hồng ít chịu hiện tượng này.
Do vậy, đồng bằng sông Hồng không phải là khu vực chịu tác động mạnh nhất của thủy triều trong số các đồng bằng lớn ở Việt Nam.
* Mở rộng:
Các thế mạnh chủ yếu của vùng
a) Vị trí địa lí
- Khái quát: Gồm 10 tỉnh/thành phố; diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5%) và số dân 21,3 triệu người (21,9 % dân số cả nước - 2019).
- Vị trí địa lí: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Biển Đông.
b) Tài nguyên thiên nhiên
- Đất nông nghiệp: 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa với 1 mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, thâm canh, xen canh và tăng vụ.
- Tài nguyên nước: phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).
- Biển: có khả năng phát triển cảng biển, du lịch, thuỷ hải sản.
- Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh; ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về khí đốt.
c) Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư, lao động: nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
- Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển mạnh, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật: tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống. Các thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
2. Các hạn chế chủ yếu của vùng
- Có số dân đông nhất cả nước. Mật độ dân số cao 1420 người/km2, gấp 4,9 lần mật độ cả nước (2019), gây khó khăn cho giải quyết việc làm.
- Chịu ảnh hưởng của những thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... Một số loại tài nguyên (đất, nước trên mặt,...) bị suy thoái.
- Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp; phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng.
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính
a) Thực trạng
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên, còn chậm.
b) Các định hướng chính
- Xu hướng chung: tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp); tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).
- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành
+ Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả), tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
+ Khu vực II: quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, dệt - may và da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử).
+ Khu vực III: du lịch là ngành tiềm năng. Các dịch vụ khác: tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,... phát triển mạnh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
Câu 15:
23/07/2024Địa hình tương đối thấp và phẳng, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt là đặc điểm của
Đáp án đúng là: D
Địa hình tương đối thấp và phẳng, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt là đặc điểm của Đồng bằng sông Cửu Long (sgk Địa lí 12 trang 33) => Chọn đáp án D
Câu 16:
23/07/2024Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
Đáp án đúng là: A
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhà máy thủy điện không thuộc vùng Đông Nam Bộ là Đa Nhim (nhà máy Đa Nhim thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ )
=> Chọn đáp án A
Câu 17:
23/07/2024Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là
Đáp án đúng là: B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là Bờ Y, vì khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y thuộc Tây Nguyên
=> Chọn đáp án B
Câu 18:
23/07/2024Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh nào có diện tích lúa nhiều nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Đáp án đúng là: C
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có diện tích lúa nhiều nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Kiên Giang (cột màu xanh: diện tích trồng lúa cao nhất) => Chọn đáp án C
Câu 19:
23/07/2024Căn cứ vào At lat Địa lý Việt Nam trang 8 và trang 17, hãy cho biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm có khóang sản nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Căn cứ vào At lat Địa lý Việt Nam trang 8 và trang 17, Đồng bằng sông Cửu Long gồm có khóang sản: than bùn, đá xít, đá vôi xi măng.
=> Chọn đáp án B
Câu 20:
23/07/2024Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là
Đáp án đúng là: D
Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không bao gồm tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ vì chiến lược khai thác khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta phải là tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ (sgk Địa lí 12 trang 193) => Chọn đáp án D
Câu 21:
23/07/2024Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước chủ yếu do
Đáp án đúng là: A
Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước chủ yếu do Tài nguyên giàu có,nằm trong vùng kinh tế trọng điểm,cơ sở hạ tầng,cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện,lao động có tay nghề cao,thu hút đầu tư nước ngoài lớn...
=> Chọn đáp án A
Câu 22:
23/07/2024Đặc điểm về trình độ thâm canh của Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là
Đáp án đúng là: A
Đặc điểm về trình độ thâm canh của Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là Áp dụng các giống mới ,cao sản, công nghệ tiến bộ (xem các đặc điểm trình độ thâm canh của các vùng nông nghiệp tại bảng 25.1 sgk Địa lí 12 trang 107) => Chọn đáp án A
Câu 23:
23/07/2024Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất trong ngành thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
Đáp án đúng là: C
Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất trong ngành thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là khai thác hợp lí và bảo vệ các nguồn lợi (Sách giáo khoa 12 trang 162)
=> Chọn đáp án C
Câu 24:
23/07/2024Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất lúa chủ yếu do có
Đáp án đúng là: A
Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất lúa chủ yếu do có: đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phúà Đây là những điều kiện thuận lợi để cây lúa phát triển.
=> Chọn đáp án A
Câu 25:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây đúng với vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta?
Đáp án đúng là: D
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư(sgk Địa lí lớp 12 trang 195) => Chọn đáp án D.
Câu 26:
23/07/2024Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là
Đáp án đúng là: D
Lợi ích của việc khai tháctổng hợp tài nguyên biển đảo của nước ta là để tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. (sgk Địa lí lớp 12 trang 192) => Chọn đáp án D.
Câu 27:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?
Đáp án đúng là: D
Đồng bằng sông Hồng là vùng có tài nguyên không thật phong phú, việc sử dụng cũng chưa hợp lí, trong đó không có đầy đủ các khoáng sản cho công nghiệp (sgk Địa lí lớp 12 trang 151) => Chọn đáp án D
Câu 28:
23/07/2024Biện pháp nào sau đây không đúng khi nói về sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên Đồng bằng Cửu Long?
Đáp án đúng là: B
Biện pháp không đúng khi nói về sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên Đồng bằng Cửu Long là Phát triển thủy lơi, khai thác hiệu quả nguồn nước ngầm (sgk Địa lí 12 trang 188 có trình bày 3 biện pháp còn lại) => Chọn đáp án B
Câu 29:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?
Đáp án đúng là: A
Phát biểu không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là Hồ tiêu trồng nhiều nhất ở Kon Tum và Lâm Đồng vì theo Atlat trang 19, cả Kon Tum và Lâm Đồng đều không có kí hiệu cây hồ tiêu => Chọn đáp án A
Câu 30:
23/07/2024Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng vì
Đáp án đúng là: A
Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng để hạn chế những trở ngại và phát huy thế mạnh vốn có của đồng bằng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển => Chọn đáp án A
Câu 31:
18/09/2024Sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước mùa đông. Mạng lưới các cơ sở chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng
*Tìm hiểu thêm: "Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới"
* Thế mạnh
- Đất: đất feralit trên đá phiến, đá vôi và đất phù sa cổ (ở trung du),...
- Khí hậu: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi.
- Địa hình: nền địa hình cao, chủ yếu đồi núi trung bình.
- Dân cư có kinh nghiệm, chính sách, thị trường, vốn,…
* Tình hình phát triển
- Chè: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái.
- Cây dược liệu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn.
- Rau và hạt giống: SaPa.
- Cây ăn quả: mận, đào và lê,…
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 32:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về các vùng kinh tế trọng điểm nước ta?
Đáp án đúng là: A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30 , nhận xét đúng về các vùng kinh tế trọng điểm nước ta là Cả nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm ( trên thực tế nước ta đã có 4 vùng kinh tế trọng điểm nhưng nếu căn cứ vào Atalat và sgk thì Cả nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm) => Chọn đáp án A
Câu 33:
23/07/2024Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được găn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh.
Đáp án đúng là: A
Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được găn liền với việc
chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.( sgk Địa lí 12 trang 189) => Chọn đáp án A
Câu 34:
23/07/2024Ý nghĩa của việc giải quyết cơ sở năng lượng ở duyên hải miền Trung là
Đáp án đúng là: A
Ý nghĩa của việc giải quyết cơ sở năng lượng ở duyên hải miền Trung là đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Vì hiện tại, cơ sở năng lượng của Duyên hải miền Trung còn nhiều hạn chế trong khi cơ sở năng lượng tạo tiền đề cơ bản cho phát triển công nghiệp, thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
=> Chọn đáp án A
Câu 35:
23/07/2024Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Đáp án đúng là: D
Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do hiện nay, những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới nơi tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng(sgk trang 148) => Chọn đáp án D
Câu 36:
24/08/2024Loại cây nào sau đây không phải là chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên?
Đáp án đúng là: C
- Loại cây không phải là chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là thuốc lá (sgk Địa lí 12 trang 108) => Chọn đáp án C
Hướng chuyên môn hoá các cây trồng: lạc, mía, thuốc lá, cà phê, cao su; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt; nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ là của vùng nông nghiệp. đồng bằng sông Hồng.
- Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Phát triển công nghiệp lâu năm
a) Điều kiện phát triển
- Đất badan (khoảng 1,4 triệu ha) có tầng phong phú hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng). Khí hậu phân hóa theo độ cao nên phát triển cây có nguồn gốc cận và ôn đới (chè).
b) Tình hình phát triển
- Cà phê: cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích hơn 568,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.
- Chè: được trồng chủ yếu trên các cao nguyên ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
- Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk.
- Dâu tằm: là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta (cao nguyên Di Linh).
- Các cây công nghiệp khác: bông, hồ tiêu, điều khá phát triển.
=> Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã thu hút nguồn lao động từ các vùng khác.
c) Giải pháp
- Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng mới.
- Tăng cường công tác thủy lợi (công trình thủy lợi kết hợp thủy điện).
- Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải (Bắc - Nam, Đông - Tây).
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Bổ sung nguồn lao động có chuyên môn, kĩ thuật.
- Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp và thu hút vốn đầu tư.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Câu 37:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi phía Bắc?
Đáp án đúng là: A
Phát biểu đúng về đặc điểm dân cư dân tộc của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là Vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, các dân tộc phân bố đan xen với nhau (sgk Địa lí 12 trang 145)
=> Chọn đáp án A
Câu 38:
23/07/2024Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình Đồng bằng sông Cửu Long?
Đáp án đúng là: C
Đặc điểm không phải của địa hình Đồng bằng sông Cửu Long là “ngoài cùng là cồn cát, đầm phá, ở giữa là vùng đất trũng, trong cùng là đồng bằng” vì đây là đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung chứ không phải đặc điểm của ĐBSCL => Chọn đáp án C
Câu 39:
04/08/2024Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11, cho biết đất xám phù sa có phân bố nhiều nhất ở vùng nào sau đây
Đáp án đúng là: C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11,ta thấy đất xám trên phù sa cổ phân bố nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
C đúng A, B, D sai.
* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:
- Nắm được bố cục, cấu trúc của Atlat
- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ
- Trình tự khai thác Atlat
- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 40:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 29, cho biết các tỉnh nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có khu kinh tế cửa khẩu
Đáp án đúng là: C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu ở Đông Nam Bộ là Tây Ninh ( khu kinh tế Xa Mát) và Bình Phước ( khu kinh tế Hoa Lư)
=> Chọn đáp án C
Câu 41:
23/07/2024Trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là:
Đáp án đúng là: A
Trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa (sgk Địa lí 12 trang 153) => Chọn đáp án A
Câu 42:
23/07/2024Thế mạnh về kinh tế biển của Trung du và miền núi Bắc Bộ được biểu hiện qua việc có thể phát triển các ngành
Đáp án đúng là: D
Thế mạnh về kinh tế biển của Trung du và miền núi Bắc Bộ được biểu hiện qua việc có thể phát triển các ngành Du lịch biển đảo, đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản,giao thông vận tải biển (có cảng nước sâu Cái Lân).
=> Chọn đáp án D
Câu 43:
23/07/2024Đâu không phải là ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ?
Đáp án đúng là: C
Ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ không bao gồm Tác động đến sự phân bố sản xuất theo hướng Đông - Tây (sgk Địa lí 12 trang 156 có nhắc đến 3 ý nghĩa còn lại trong việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư)
=> Chọn đáp án C
Câu 44:
23/08/2024Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
Đáp án đúng là: D
- Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, thiếu nước cho tưới tiêu, việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém(sgk Địa lí 12 trang 168)
- Những khu vực mưa lớn kéo dài có khả năng xảy ra ngập úng ở nơi trũng thấp, sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên.song nó không phải là lý do chính ảnh hưởng đến việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
→ A sai
- Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận. + Địa hình và đất: Cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng với đất badan màu mỡ thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
→ B,C sai.
* Phát triển công nghiệp lâu năm
a) Điều kiện phát triển
- Đất badan (khoảng 1,4 triệu ha) có tầng phong phú hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng). Khí hậu phân hóa theo độ cao nên phát triển cây có nguồn gốc cận và ôn đới (chè).
b) Tình hình phát triển
- Cà phê: cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích hơn 568,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.
- Chè: được trồng chủ yếu trên các cao nguyên ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
- Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk.
- Dâu tằm: là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta (cao nguyên Di Linh).
- Các cây công nghiệp khác: bông, hồ tiêu, điều khá phát triển.
=> Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã thu hút nguồn lao động từ các vùng khác.
c) Giải pháp
- Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng mới.
- Tăng cường công tác thủy lợi (công trình thủy lợi kết hợp thủy điện).
- Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải (Bắc - Nam, Đông - Tây).
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Bổ sung nguồn lao động có chuyên môn, kĩ thuật.
- Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp và thu hút vốn đầu tư.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Câu 45:
23/07/2024Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở Đồng băng sông Cửu Long là:
Đáp án đúng là: A
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở Đồng băng sông Cửu Long là mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (sgk Địa lí 12 trang 187) => Chọn đáp án A
Câu 46:
23/07/2024Vùng có sản lượng lương thực bình quân trên đầu người nhiều năm nay trên 1000kg/người/năm là:
Đáp án đúng là: A
Vùng có sản lượng lương thực bình quân trên đầu người nhiều năm nay trên 1000kg/người/năm là vùng trọng điểm sản xuất lương thực Đồng bằng sông Cửu Long (sgk Địa lí 12 trang 94) => Chọn đáp án A
Câu 47:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ?
Đáp án đúng là: D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ là TP. Hồ Chí Minh (Atlat trang 21)
=> Chọn đáp án D
Câu 48:
23/07/2024Căn cứ vào Atlát Địa lý Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là
Đáp án đúng là: D
Căn cứ vào Atlát Địa lý Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là là Vân Đồn => Chọn đáp án D
Câu 49:
23/07/2024Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, sản xuất rau ôn đới, hạt giống là thế mạnh nổi bật của địa phương nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, sản xuất rau ôn đới, hạt giống là thế mạnh nổi bật của địa phương Sa Pa (Lào Cai).(sgk Địa lí 12 trang 148) => Chọn đáp án C
Câu 50:
23/07/2024Đặc điểm kinh tế-xã hội nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?
Đáp án đúng là: D
Đặc điểm kinh tế-xã hội không đúng với Đồng bằng sông Hồng là Sản lượng lúa cao nhất cả nước. Vì sản lượng lúa cao nhất cẩ nước là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lúa lớn thứ 2 cả nước (sgk Địa lí 12 trang 94) => Chọn đáp án D
Bài thi liên quan
-
50 câu trắc nghiệm Địa lí vùng kinh tế - Mức độ thông hiểu - Đề số 2 (có lời giải chi tiết)
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
47 câu trắc nghiệm Địa lí vùng kinh tế - Mức độ thông hiểu - Đề số 3 (có lời giải chi tiết)
-
47 câu hỏi
-
47 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ nhận biết (3219 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên- Mức độ thông hiểu (3984 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng (có lời giải chi tiết) (2511 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (4587 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ thông hiểu (có lời giải chi tiết) (4142 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ vận dụng (có lời giải chi tiết) (1149 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí ngành kinh tế - Mức độ vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (1840 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ thông hiểu (có lời giải chi tiết) (1193 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ nhận biết (có lời giải chi tiết) (729 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa lí dân cư - Mức độ vận dụng và vận dụng cao (có lời giải chi tiết) (6334 lượt thi)