[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 25)
-
3693 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm có diện tích lớn nhất ở những vùng nào?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Sử dụng Atlat Địa lí trang 18
Giải chi tiết:
Đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hằng năm có diện tích lớn nhất ở 2 vùng đồng bằng lớn của nước ta là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. (kí hiệu nền màu vàng)
Câu 2:
20/07/2024Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận xét nào sau đây không đúng về ngành chăn nuôi nước ta?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Sử dụng Atlat Địa lí trang 19 kết hợp kĩ năng đọc biểu đồ
Giải chi tiết:
Nhận xét:
- A không đúng: chăn nuôi mới chỉ chiếm 24,4% giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2007 (trồng trọt lớn nhất với 73,9% năm 2007) =>chăn nuôi chưa phải là ngành đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp nước ta
- B đúng: Tỉ trọng chăn nuôi gia súc luôn cao nhất (72% năm 2007) và tăng lên liên tục
- C đúng: Hai tỉnh nuôi nhiều bò nhất là Thanh Hóa và Nghệ An
- D đúng: Lợn và gia cầm được nuôi nhiều nhất ở đb sông Hồng
Câu 3:
20/07/2024Theo Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, các đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Sử dụng Atlat Địa lí trang 15
Giải chi tiết:
Các đô thị có quy mô lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là: Vinh và Huế (kí hiệu hình vuông màu trắng: từ 200001 đến 500000 người)
Câu 4:
20/07/2024Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Giải chi tiết:
Biển Đông có tính chất nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa => đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến các thành phần tự nhiên của nước ta như khí hậu, sinh vật
- Biển Đông có nhiệt độ cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm cho các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa độ ẩm lớn, làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương điều hòa hơn.
- Mang lại nguồn lợi sinh vật biển phong phú
Câu 5:
20/07/2024Tác động của sự phân hoá khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta thể hiện ở việc
Đáp án D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 21 – Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Giải chi tiết:
Tác động của sự phân hóa khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta thể hiện ở việc tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm cây trồng vật nuôi: từ các sản phẩm nhiệt đới đến cận nhiệt và ôn đới
Câu 6:
20/07/2024Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Kĩ năng đặt tên biểu đồ
Giải chi tiết:
Biểu đồ miền => có khả năng thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng
=> Biểu đồ đã cho thể hiện: Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 - 2015.
Câu 7:
20/07/2024Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LỦA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2005 VÀ 2014
Theo bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Giải chi tiết:
Nhận xét:
- A đúng: Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích tăng từ 3 826,3 lên 4 249,5 nghìn ha; sản lượng tăng từ 19 298,5 lên 25 475,0 nghìn tấn.
- B đúng: Đồng bằng sông Hồng: diện tích giảm từ 1 186,1 xuống 1 122,7 nghìn ha; sản lượng tăng từ 6 398,4 lên 7 175,2 nghìn tấn.
- C đúng:
+ Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng: năm 2005 là 53,9 tạ/ha; năm 2014 là 63,9 tạ/ha => tăng 118,5%
+ Năng suất lúa đb sông Cửu Long: năm 2005 là 50,4 tạ/ha; năm 2015 là 59,9 tạ/ha => tăng 118,8%
=> Năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn đb sông Hồng
=> C đúng, D không đúng
Câu 8:
20/07/2024Vào mùa hạ, miền Bắc nước ta có gió mùa Đông Nam là do ảnh hưởng của
Đáp án C
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Giải chi tiết:
Vào mùa hạ, miền Bắc nước ta có gió mùa Đông Nam là do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ hút gió mùa Tây Nam đổi hướng Đông Nam.
Câu 9:
20/07/2024Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất cả nước?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20
Giải chi tiết:
Tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước là An Giang (263 914 nghìn tấn)
Câu 10:
20/07/2024Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng là do ảnh hưởng của các nhân tố:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa + Bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Giải chi tiết:
Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng là do tác động tổng hợp của các nhân tố: vị trí địa lí, hình thể thể lãnh thổ, gió và địa hình.
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu nên quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn => tính nhiệt đới
+ Vị trí địa lí tiếp giáp biển Đông rộng lớn đem lại lượng mưa và độ ẩm lớn cho nước ta => tính ẩm
+ Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực gió mùa điển hình của châu Á, trong năm có 2 mùa gió =>quy định tính gió mùa của khí hậu.
- Thiên nhiên phân hóa bắc – nam, đông – tây, độ cao:
+ Lãnh thổ kéo dài chiều Bắc – Nam kết hợp với gió mùa đông bắc và bức chắn địa hình dãy Bạch Mã khiến thiên nhiên có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam
+ Hoàn lưu gió mùa (các hướng gió đông bắc và tây nam) kết hợp với bức chắn địa hình dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam (dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam) khiến thiên nhiên nước ta có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Đông – Tây.
+ Ở những vùng núi cao trên 2000m thiên nhiên có sự phân hóa theo độ cao (đặc biệt ở khu vực dãy Hoàng Liên Sơn với 3 đai cao)
Câu 11:
20/07/2024Cho biểu đồ:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT GDP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2010 (%)
Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản phân theo hoạt động của nước ta năm 2000 và năm 2010?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Giải chi tiết:
Nhận xét:
- A không đúng: cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản năm 2010 có sự thay đổi so với năm 2000: đánh bắt giảm, nuôi trồng tăng.
- B đúng: tỉ trọng của hoạt động nuôi trồng tăng nhanh, từ 45,5% lên 61,5% (tăng 16%)
- C không đúng: tỉ trọng của hoạt động đánh bắt giảm, từ 55,5% xuống 38,4% (giảm 17,1%)
- D không đúng: Tỉ trọng của cả đánh bắt và nuôi trồng không giống nhau, năm 2000 đánh bắt nhiều hơn nhưng đến 2010 nuôi trồng nhiều hơn.
Câu 12:
20/07/2024Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 6, 7 và 9, hãy cho biết những nơi nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn ở nước ta?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Sử dụng Atlat Địa lí trang 6,7 và 9
Giải chi tiết:
Quan sát Atlat trang 9, màu xanh càng đậm thì lượng mưa càng lớn
=> Những nơi có lượng mưa trung bình năm lớn ở nước ta gồm: Móng Cái, Bạch Mã (thuộc Thừa Thiên – Huế), Ngọc Linh và cao nguyên Mơ Nông (thuộc Tây Nguyên). Đây là những khu vực có địa hình cao, đón gió nên đem lại mưa lớn.
Câu 13:
20/07/2024Giới hạn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở phần lãnh thổ phía Nam cao hơn so với phần lãnh thổ phía Bắc nước ta chủ yếu là do nguyên nhân nào?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Giải chi tiết:
Giới hạn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở phần lãnh thổ phía Nam cao hơn so với phần lãnh thổ phía Bắc nước ta chủ yếu là do phần lãnh thổ phía Nam ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên gần như không có mùa đông, nền nhiệt độ trung bình cao quanh năm và cao hơn miền Bắc.
Câu 14:
20/07/2024Những lưu vực sông suối có độ dốc lớn thường dễ xảy ra
Đáp án C
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Giải chi tiết:
Những lưu vực sông suối có độ dốc lớn thường dễ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, do mưa lớn trên nền đất dốc bị mất lớp phủ thực vật sẽ khiến đất đai dễ bị cuốn trôi.
Câu 15:
20/07/2024Thời tiết của Nam Bộ nước ta vào thời kì mùa đông có đặc điểm
Đáp án D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Giải chi tiết:
Thời tiết của Nam Bộ nước ta vào thời kì mùa đông có đặc điểm là nắng, tạnh ráo và ổn định, do đây đang là thời kì mùa khô của Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 16:
20/07/2024Nét đặc trưng nổi bật nhất của lớp phủ thổ nhưỡng - sinh vật ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Giải chi tiết:
Nét đặc trưng nổi bật nhất của lớp phủ thổ nhưỡng – sinh vật ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: có đầy đủ hệ thống 3 đai cao (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới)
Câu 17:
20/07/2024Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2019 (Đơn vị: nghìn người)
Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 - 2019 theo bảng số liệu trên?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Giải chi tiết:
Để thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2019 => sử dụng biểu đồ cột => loại A, C
Vì bảng số liệu có cột Tổng => biểu đồ cột chồng là thích hợp nhất.
Câu 18:
20/07/2024Tính chất ẩm của khí hậu nước ta là do
Đáp án D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Giải chi tiết:
Nước ta tiếp giáp biển Đông rộn lớn nên được cung cấp một lượng mưa lớn và độ ẩm dồi dào, khí hậu mang tính hải dương điều hòa hơn => quy định tính chất ẩm của khí hậu nước ta.
Câu 19:
20/07/2024Nhận xét nào không đúng với thiên nhiên vùng biển nước ta?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Giải chi tiết:
Vùng thềm lục địa nước ta ở rộng ở 2 vùng đồng bằng Đồng bằng sông Hồng và đb sông Cửu Long, thu hẹp hơn ở duyên hải miền Trung, đặc biệt vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta có thềm lục địa sâu và hẹp nhất cả nước.
=> nhận xét B sai
Câu 20:
20/07/2024Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu lượng nước chênh lệch giữa tháng lũ và tháng cạn lớn nhất thuộc về hệ thống sông
Đáp án A
Phương pháp giải:
Sử dụng Atlat Địa lí trang 10
Giải chi tiết:
Lưu lượng nước chênh lệch giữa tháng lũ và tháng cạn lớn nhất ở sông Mê Công (màu tím), tập trung chủ yếu vào thời kì mùa mưa.
Câu 21:
20/07/2024Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây không đúng với dân cư của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Sử dụng Atlat Địa lí trang 15
Giải chi tiết:
- A không đúng: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc ít người với mật độ dân số thấp, thấp hơn cả nước
- B đúng: dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ, vùng Đông Bắc dân cư đông đúc hơn Tây Bắc
- C đúng: phân bố dân cư có sự phân hóa rõ rệt trong nội bộ từng vùng (một số nơi có mật độ dân số rất thấp dưới 50 người/km2 như vùng phía Tây Bắc các tỉnh Điện Biên Phủ và Lai Châu, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn…)
- D đúng: Có sự phân hóa giữa thành thị - nông thôn: mật độ dân số cao hơn ở khu vực thành thị, thưa thớt ở nông thôn.
Câu 22:
20/07/2024Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, 13 và 14, hệ thống sông nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Sử dụng Atlat Địa lí trang 10, 13, 14
Giải chi tiết:
- Hệ thống sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sông Thái Bình
- Hệ thống sông Mã miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ => loại D
- Hệ thống sông Đồng Nai, sông Thu Bồn thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ => loại A, B
Câu 23:
22/07/2024Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái
Đáp án A
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Giải chi tiết:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái nhiệt đới gió mùa
Câu 24:
20/07/2024Đặc trưng địa hình nổi bật ở đồng bằng sông Hồng là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi: Khu vực đồng bằng
Giải chi tiết:
Đặc trưng địa hình nổi bật ở đồng bằng sông Hồng là cao ở rìa Tây và Tây Bắc
Câu 25:
20/07/2024Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp ở nước ta đã
Đáp án B
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Giải chi tiết:
Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp ở nước ta đã bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta.
Câu 26:
20/07/2024Để đảm bảo vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần trực tiếp đàm phán với các nước
Đáp án C
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 2- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Giải chi tiết:
Để đảm bảo vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần trực tiếp đàm phán với các quốc gia có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta là: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
Câu 27:
22/07/2024Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Giải chi tiết:
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là chất thải công nghiệp và đô thị. Gồm nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp và chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư đô thị.
Câu 28:
22/07/2024Tài nguyên khoáng sản biển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Giải chi tiết:
Tài nguyên khoáng sản biển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay là dầu khí, tập trung với trữ lượng lớn ở thềm lục địa phía Nam. Đây là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế rất lớn ở nước ta.
Câu 29:
20/07/2024Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ nhất ở vùng
Đáp án C
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Giải chi tiết:
Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ nhất ở vùng đồi núi thấp nước ta.
Câu 30:
20/07/2024Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do
Đáp án A
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Giải chi tiết:
Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu là do sự kết hợp giữa gió mùa và hướng địa hình: do bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn nên càng về phía tây và phía nam ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng giảm dần => Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn vùng Đông Bắc. Ngược lại Đông Bắc có hướng núi vòng cung mở rộng về phía Bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng hơn.
Câu 31:
20/07/2024Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng
Đáp án B
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Giải chi tiết:
Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu mang tính chất nhiệt đới cận xích đạo, nền nhiệt cao và ổn định, không có mùa đông lạnh => thuận lợi cho phát triển du lịch biển quanh năm
Câu 32:
20/07/2024Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng
Đáp án C
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 14 – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giải chi tiết:
Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng đặc dụng.
Câu 33:
20/07/2024Sự đối lập về mùa mưa - khô giữa đồng bằng ven biển Trung Bộ với Tây Nguyên là do tác động kết hợp của
Đáp án D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Giải chi tiết:
Sự đối lập về mùa mưa - khô giữa đồng bằng ven biển Trung Bộ với Tây Nguyên là do tác động kết hợp của gió Đông Bắc, gió Tây Nam đầu hạ và bức chắn địa hình.
- Vào đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên trực tiếp đón gió Tây Nam đem lại mưa lớn thì sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng.
- Vào mùa đông, khi ven biển miền Trung đón gió Đông Bắc từ biển vào đem lại mưa lớn thì Tây Nguyên bước vào mùa khô, do nằm khuất sau bức chắn địa hình dãy Trường Sơn Nam.
Câu 34:
21/07/2024Cho biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỪ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 - 2014
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây đúng với sự gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 - 2014?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Giải chi tiết:
- A không đúng: vì tỉ suất tử của nước ta có xu hướng giảm và còn biến động
- B đúng: tỉ suất gia tăng tự nhiên nước ta liên tục giảm, từ 3,4% xuống 1,03%
- C không đúng: vì tỉ suất sinh thô có xu hướng giảm liên tục
- D không đúng: vì tỉ suất tử giảm chậm hơn tỉ suất sinh.
Câu 35:
20/07/2024Căn cứ vào Atlat trang 13, các cánh cung núi ở vùng núi Đông Bắc lần lượt từ Đông sang Tây là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Sử dụng Atlat trang 13
Giải chi tiết:
Các cánh cung núi ở vùng núi Đông Bắc lần lượt từ Đông sang Tây là: Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.
Câu 36:
20/07/2024Nước ta có gió Tín phong hoạt động là do vị trí
Đáp án C
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Giải chi tiết:
Nước ta có gió tín phong hoạt động là do vị trí địa lí thuộc vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
Câu 37:
23/07/2024Cho bảng số liệu sau:
TÔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2014
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Giải chi tiết:
Tính tỉ trọng cơ cấu thành phần kinh tế nước ta (đơn vị: %)
Công thức: Tỉ trọng thành phần A = (Giá trị thành phần A / Tổng giá trị) x 100 (%)
=> Kết quả:
Nhận xét:
- A đúng: khu vực kinh tế Nhà nước tăng (33,6% lên 35,6%)
- B không đúng: vì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng (từ 17,3% lên 18,8%)
- C không đúng: vì khu vực ngoài Nhà nước giảm (từ 49,1% xuống 45,6%)
- D không đúng: vì khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 (sau khu vực kinh tế ngoài Nhà nước)
Câu 38:
21/07/2024Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi nào sau đây không có hướng Tây Bắc - Đông Nam?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Sử dụng Atlat Địa lí trang 13
Giải chi tiết:
Dãy núi không có hướng Tây Bắc – Đông Nam ở nước ta là dãy Đông Triều, đây là dãy núi có hướng vòng cung (thuộc cánh cung núi Đông Bắc)
Câu 39:
20/07/2024Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Giải chi tiết:
Sông ngòi nước ta có đặc điểm là chế độ nước sát với chế độ mưa; mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông nhỏ, dốc; chế độ dòng chảy thất thường (do chế độ mưa thất thường)
=> A, B, C đúng
Sông ngòi nước ta giàu phù sa nhưng lượng phù sa lớn chỉ có vào thời kì mùa lũ, mưa nhiều; mùa hạ nước cạn phù sa ít hơn. => D không đúng
Câu 40:
20/07/2024Đồng bằng sông Hồng ngập úng nghiêm trọng nhất cả nước không phải là do
Đáp án A
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Giải chi tiết:
Đồng bằng sông Hồng ngập úng nghiêm trọng nhất cả nước chủ yếu do diện mưa bão rộng trong điều kiện mật độ xây dựng cao, lại có hệ thống đê điều bao bọc nên khó thoát nước, gây nên tình trạng ngập úng kéo dài nghiêm trọng.
=> loại B, C, D
Mực nước biển dâng không phải là nguyên nhân gây ngập úng nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Hồng
Bài thi liên quan
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2022] Đề thi thử môn Địa lý THPT Quốc gia có lời giải (Đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-