KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 15)

  • 4676 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

26/08/2024

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí.

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí. Nhịp độ tăng trưởng cao thể hiện tốc độ phát triển của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế hợp lí thể hiện việc phân bố lao động phù hợp và khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên. Đây chính là biểu hiện của một nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

- Chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thủy sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) khá cao nhưng chưa ổn định.

- Xu hướng chuyển dịch như vậy là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.

* Khu vực I

 -Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

- Rong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

* Khu vực II

- Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

- Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.

- Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

* Khu vực III

- Đang có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.

- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Câu 2:

20/07/2024

Ở Việt Nam hiện nay, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế Nhà nước tuy có suy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế.


Câu 3:

21/07/2024

Trong khu vực ngành công nghiệp nước ta, ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trong khu vực ngành công nghiệp nước ta, ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.


Câu 4:

22/07/2024

Ở khu vực III, lĩnh vực nào có những bước tăng trưởng lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Khu vực III đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.


Câu 5:

20/07/2024

Vùng phát triển sản xuất công nghiệp nhất ở nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển sản xuất công nghiệp lớn nhất ở nước ta với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 55,6% cả nước (năm 2005)


Câu 6:

22/07/2024

Vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước với giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm 40,7% cả nước (2005)


Câu 7:

20/07/2024

Các nước phát triển, tỉ trọng các ngành trong GDP thay đổi theo xu hướng nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở các nước phát triển, trong cơ cấu GDP, dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó đến công nghiệp và nông nghiệp cuối cùng. Xu hướng chính là giảm tỉ trọng công nghiệp - nông nghiệp và tăng tỉ trọng dịch vụ


Câu 8:

20/07/2024

Đặc điểm nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố ngành dịch vụ ở nước ta:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Dịch vụ là ngành kinh tế sản xuất phi vật chất và có đặc trưng quan trọng là phân bố gắn với điểm dân cư, phục vụ cho nhu cầu trực tiếp của dân cư. Đồng thời, ngành dịch vụ nước ta còn mang đặc điểm là gắn với sự phát triển của kinh tế đất nước. Vì ngoài mục đích phục vụ cho dân cư, ngành dịch vụ còn đảm nhiệm cả vai trò là vận chuyển hàng hóa.


Câu 9:

01/08/2024

Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong cơ cấu GDP của nước ta trong những năm gần đây là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 84: “Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước”. Như vậy, nguyên nhân làm cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh là do chính sách mở cửa gia nhập nhiều tổ chức liên kết khu vực của nước ta.

C đúng 

- A sai vì là việc các dự án này bắt đầu hoạt động, tạo ra giá trị gia tăng và đóng góp vào GDP.

- B sai vì là việc gia nhập các tổ chức liên kết khu vực và cải cách mở cửa mới là các yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng này.

- D sai vì yếu tố chính là chính sách mở cửa và gia nhập các tổ chức liên kết khu vực.

Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong cơ cấu GDP của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc gia nhập các tổ chức liên kết khu vực như ASEAN, CPTPP, và EVFTA đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Những hiệp định này giúp giảm thuế quan, mở rộng thị trường, và cải thiện môi trường đầu tư. Đồng thời, các cải cách về pháp lý và chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài đã thu hút thêm nhiều dự án FDI, làm tăng đóng góp của khu vực này vào GDP quốc gia.


Câu 10:

31/12/2024

Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện rõ qua việc

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 91: “Sản xuất hàng hóa trong nền nông nghiệp thể hiện rõ nét ở sự đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu”. Vậy, quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện rõ qua việc hình thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến.

→ B đúng 

- A sai vì sóng cơ và sóng dọc là hiện tượng vật lý liên quan đến sự truyền sóng qua các môi trường vật chất, trong khi nông sản là vấn đề về sản xuất và chất lượng của thực phẩm.

- C sai vì cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp và sóng cơ, sóng dọc là hai khái niệm khác nhau. Cơ sở vật chất kỹ thuật là về sự phát triển trong ngành nông nghiệp, còn sóng cơ, sóng dọc liên quan đến hiện tượng vật lý truyền sóng qua môi trường.

- D sai vì các mô hình kinh tế hộ gia đình và sóng cơ, sóng dọc là hai lĩnh vực khác nhau. Mô hình kinh tế hộ gia đình liên quan đến tổ chức sản xuất và tiêu dùng trong xã hội, trong khi sóng cơ, sóng dọc là hiện tượng vật lý liên quan đến sự truyền sóng trong môi trường.

  • Chuyển dịch nền nông nghiệp:
    • Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp ở Việt Nam từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa có sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất, từ việc cung cấp đủ lương thực cho người tiêu dùng trong nước đến việc sản xuất các sản phẩm nông sản phục vụ xuất khẩu.
  • Vùng chuyên canh:
    • Các vùng chuyên canh nông sản như lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên, hoặc rau củ quả ở các tỉnh miền Bắc đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Những vùng này chuyên sản xuất một hoặc một số loại cây trồng để cung cấp cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
  • Gắn với công nghiệp chế biến:
    • Việc hình thành các vùng chuyên canh không chỉ giúp tối ưu hóa sản xuất nông sản mà còn gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến, như nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất dầu ăn, chế biến thực phẩm chế biến sẵn. Điều này tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển kinh tế nông thôn.
  • Kết luận:
    • Quá trình chuyển dịch này thể hiện rõ qua việc phát triển các vùng chuyên canh, giúp tăng cường khả năng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 11:

20/07/2024

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của khu vực dịch vụ (III) ở nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí 12 trang 82: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng ở khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng ở khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.


Câu 12:

30/12/2024

Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tỉ trọng một số ngành trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

-  Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng,là nhận định đúng khi nói về tỉ trọng một số ngành trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.

Theo SGK Địa lí 12 trang 83: Ở khu vực II: ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả...

→ C đúng.A,B,D sai.

* Mở rộng:

Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

a) Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực

- Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch.

- Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,...

- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,...

- Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

b) Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của các nhân tố

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, lao động lành nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.

- Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

- Hiện nay, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng khoảng ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều.

2. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

- Xu hướng chung: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp


Câu 13:

11/12/2024

Nguồn gốc của sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Nguồn gốc của sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước ta là việc phát huy thế mạnh của từng vùng.

Vì các vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội khác nhau. Sự khác biệt này tạo ra tiềm năng và thế mạnh riêng, dẫn đến việc hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp để tận dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có. Cụ thể:

+ Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên:

Các vùng có đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước và tài nguyên khoáng sản khác nhau, dẫn đến khả năng phát triển các ngành sản xuất đặc thù.

+ Yếu tố kinh tế - xã hội:

Mỗi vùng có trình độ phát triển kinh tế, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, và thị trường tiêu thụ khác nhau, tạo nên thế mạnh riêng.

Ví dụ:

Đông Nam Bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, thuận lợi cho sản xuất công nghiệp chế biến và dịch vụ.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có cảng biển lớn, thích hợp để phát triển kinh tế biển và du lịch.

+ Chính sách phát triển vùng:

Nhà nước có các chiến lược, quy hoạch cụ thể để phát huy lợi thế của từng vùng, từ đó tạo sự phân hóa trong sản xuất.

Ví dụ: Quy hoạch phát triển Tây Bắc tập trung vào lâm nghiệp và thủy điện; Đồng bằng sông Hồng tập trung vào công nghiệp và dịch vụ.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Mở rộng:

1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

- Chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thủy sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) khá cao nhưng chưa ổn định.

- Xu hướng chuyển dịch như vậy là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.

* Khu vực I

- Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

- Rong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

* Khu vực II

- Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

- Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.

- Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

* Khu vực III

- Đang có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.

- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 


Câu 14:

06/01/2025

Lĩnh vực nào dưới đây không phải là ngành dịch vụ mới ra đời của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Khu vực III của nước ta đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

*Tìm hiểu thêm: "Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu"

- Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

- Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.

- Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta:

+ Các trung tâm du lịch: Hà Nội (phía Bắc), TP. Hồ Chí Minh (phía Nam), Huế - Đà Nẵng (miền Trung).

+ Các vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

 


Câu 15:

20/07/2024

Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp có ý nghĩa kinh tế vô cùng to lớn, tuy nhiên việc làm này cần phải gắn liền với việc trồng và bảo vệ rừng rừng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng về môi trường sinh thái.


Câu 16:

22/12/2024

Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

*Tìm hiểu thêm: "Khu vực II"

- Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

- Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.

- Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 


Câu 17:

20/07/2024

Trong cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta hiện nay, khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí lớp 12 (trang 84): “Kinh tế nhà nước tuy có giảm mạnh về tỉ trọng, nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí”.


Câu 18:

20/07/2024

Trong cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta hiện nay, khu vực kinh tế Nhà nước

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế Nhà nước tuy có suy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế.


Câu 19:

30/12/2024

Đặc điểm nào sau đây đúng với nền nông nghiệp cổ truyền?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: “Nền nông nghiệp cổ truyền được đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp. Trong nền nông nghiệp cổ truyền, mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, và phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ”.

*Tìm hiểu thêm: "Nền nông nghiệp cổ truyền"

- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

- Nền nông nghiệp tiểu nông mang tính chất tự cấp tự túc (mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, và phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ).

- Còn phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ của nước ta.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

 


Câu 20:

20/07/2024

Biểu hiện rõ nhất về vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần kinh tế Nhà nước là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 84: “Kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí”. Như vậy, biểu hiện rõ nhất về vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần kinh tế Nhà nước là các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí.


Câu 21:

20/07/2024

Nguyên nhân nào sau đây đúng khi giải thích về sự tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 84: “Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước”. Như vậy, nguyên nhân làm cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh là do chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới của nước ta.


Câu 22:

21/07/2024

Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK địa lí 12 trang 85: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế " Ở nước ta hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vung chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn"


Câu 23:

20/07/2024

Biểu hiện nào sau đây không đúng với sự chuyển biến tích cực của cơ cấu thành phần kinh tế nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Cơ cấu thành phần kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng. Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế ở các ngành cơ sở hạ tầng, thông tin truyền thông; Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: xu hướng tăng tỉ trọng, có vai trò ngày càng quan trọng.


Câu 24:

20/07/2024

Nội dung nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ở nước ta, các khu vực miền núi và cao nguyên tuy có nhiều khoáng sản và có những điều kiện thuận lợi nhưng yếu tố khó khăn về địa hình về điều kiện khí hậu và dân cư đã gây những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế ở đây. Vì vậy, các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua. Những phương án còn lại đều là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua.


Câu 25:

20/07/2024

Nhờ đổi mới, thành tựu nào có tính quyết định nhất đối với nền kinh tế – xã hội nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Đó là về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. Vì nhờ có công cuộc đổi mới, cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lí, điều này giúp khai thác triệt để nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên.


Câu 26:

20/07/2024

Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Kinh tế phát triển theo bề rộng, chưa khai thác hết các nguồn lợi theo chiều sâu vì vậy sức cạnh tranh với các nước khác còn yếu.


Câu 27:

23/07/2024

Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí 12, Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.


Câu 28:

20/07/2024

Việc phát triển nền nông nghiệp tự cấp, tự túc dẫn đến

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nền nông nghiệp nước ta bao gồm nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại. Trong đó, nền nông nghiệp cổ truyền thiên về tự cấp tự túc, với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún. Do vậy, trong nền sản xuất này, dịch vụ nông nghiệp sẽ chiếm tỉ trọng nhỏ vì không có nhu cầu trao đổi trong sản xuất.


Câu 29:

11/11/2024

Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng chủ yếu là do đã chiếm lĩnh được các thị trường tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Giải thích: “Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ. Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản”. Như vậy, trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng thủy sản đang có xu hướng tăng do những năm gần đây thị trường thủy sản của nước ta không ngừng mở rộng, nhất là các thị trường bên ngoài tiềm năng như: Hoa Kì, EU… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, thúc đẩy nước ta khai thác những tiềm năng sẵn có về tự nhiên và đầu tư trang thiết bị để nâng cao sản lượng thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi trồng.

→ B đúng.A,C,D

*Tìm hiểu thêm: "Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản"

* Thuận lợi

- Bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác,…

- Có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; Hải Phòng - Quảng Ninh; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế,...

- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh, các bãi cá đẻ.

- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt.

- Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.

- Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

* Khó khăn

- Nhiều thiên tai tự nhiên: bão, áp thấp nhiệt đới,…

- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

- Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.

- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.

b) Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản

* Tình hình chung

- Sản lượng thủy sản năm 2019 hơn 8,3 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.

* Khai thác thuỷ sản

- Sản lượng khai thác hải sản năm 2019 đạt 3.777,7 nghìn tấn.

- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau.

* Nuôi trồng thủy sản

- Nuôi tôm

+ Nghề nuôi tôm nước lợ và tôm càng xanh phát triển mạnh.

+ Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.

+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải.

+ Tính đến năm 2019, sản lượng tôm nuôi là 899,8 nghìn tấn.

- Nuôi cá nước ngọt

+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, nổi bật là tỉnh An Giang.

+ Tính đến năm 2019, sản lượng cá nuôi đã lên tới 3.137,2 triệu tấn.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp


Câu 30:

03/10/2024

Ở nước ta, việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế dẫn tới:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước.

*Tìm hiểu thêm: "Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp"

a) Điểm công nghiệp

Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.

b) Khu công nghiệp

- Khu công nghiệp (khu công nghiệp tập trung) được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay.

- Do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.

- Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

 


Bắt đầu thi ngay