KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 16)

  • 2779 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nền nông nghiệp cổ truyền của nước ta mang tính chất:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Nền nông nghiệp cổ truyền của nước ta mang tính chất tự cấp, tự túc.(SGK Địa lý trang 89)


Câu 2:

Vùng có sự thay đổi cơ cấu diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm nhiều nhất là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Vùng có sự thay đổi có cấu diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm nhiều nhất là vùng Tây Nguyên.


Câu 3:

Ngư trường Vịnh Bắc Bộ là hay còn gọi là ngư trường:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ngư trường Quảng Ninh - Hải Phòng hay còn gọi là ngư trường vịnh Bắc Bộ.


Câu 4:

Vùng dẫn đầu cả nước về trồng đậu tương, mía và cây ăn quả là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Đậu tương, mía là cây công nghiệp ngắn ngày đang được đẩy mạnh phát triển. Đậu tương, mía, các loại cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.


Câu 5:

Tỉnh nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ


Câu 6:

Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Đặc điểm đặc trưng nhất và quyết định những đặc điểm khác của nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới.


Câu 7:

Trình độ thâm canh thấp, sản xuất theo lối quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp là đặc điểm của vùng

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Dựa vào SGK Địa lí lớp 12, bảng 25.1: Tóm tắt một số đặc điểm nổi bật của 7 vùng nông nghiệp, vùng có trình độ chuyên canh được đánh giá là thấp, sản xuất theo lối quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.


Câu 8:

Cây đay, cói là cây trồng quan trọng của vùng nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dựa vào bảng 25.1, SGK Địa lí lớp 12, trang 107: Tóm tắt một số đặc điểm nổi bật của 7 vùng nông nghiệp, trong các vùng nông nghiệp theo dõi chuyên môn hóa sản xuất thì thấy cây đay, cói là cây trồng quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng.


Câu 9:

Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí 12 trang 100, nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là: ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.


Câu 10:

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp sẽ tạo nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.


Câu 11:

Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh, vì:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản, trong đó 45% diện tích thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu


Câu 12:

Khả năng tăng sản lượng lương thực của vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu vẫn dựa vào hoạt động nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Do diện tích đất nông nghiệp đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa. Biện pháp được đặt ra nhằm tăng sản lượng lương thực trên một đơn vị đất nhất định của đồng bằng đó là thâm canh tăng vụ, tăng năng suất.


Câu 13:

Diện tích gieo trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long không ngừng tăng lên chủ yếu là do:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Do quá trình khai hoang, phục hóa và tăng vụ cây trồng đã và đang làm mở rộng diện tích gieo trồng lúa ở đây.


Câu 14:

Hướng chuyên môn hóa sản xuất không phải của vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Hướng chuyên môn hóa sản xuất của vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ là cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (dừa), lúa, bò, thịt lợn, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, đáp án của câu hỏi này là trâu, bò thịt.


Câu 15:

Việc chăn nuôi trâu, bò ở nước ta hiện nay chủ yếu nhằm vào mục đích

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ngày nay khi cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp ngày càng nâng cao, máy móc được đưa vào sản xuất nông nghiệp thì mục đích chính của việc chăn nuôi trâu, bò đó là cung cấp sữa và lấy thịt.


Câu 16:

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta là vì:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, tạo ra hàng xuất khẩu có giá trị phục vụ không những thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài.


Câu 17:

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, loại cây trồng nào chiếm tỉ trọng cao nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dựa vào biểu đồ tròn Giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, bản đồ Lúa trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, ta thấy tỉ trọng cây lương thực luôn cao nhất.


Câu 18:

Năng suất lao động ngành thủy sản nước ta còn thấp là do

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản, tuy nhiên hiện nay nước ta chưa khai thác hết những tiềm năng đó làm cho năng suất lao động ngành thủy sản còn thấp. Nguyên nhân là do phương tiện đánh bắt chậm đổi mới.


Câu 19:

Những đổi mới đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp của nước ta được thể hiện trong chính sách nào sau đây:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Trong nông nghiệp, những đổi mới đầu tiên là chính sách khoán 100 và khoán 10, sau đó lan sang các lĩnh vực khác.


Câu 20:

Vùng có bình quân lương thực theo đầu người cao nhất là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí lớp 12, tảng 94: “Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và trên 50 sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1000kg/năm. Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước”. Như vậy, vùng có bình quân lương thực theo đầu người cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long.


Câu 21:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hàng năm có khoảng 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc gây thiệt hại nhiều về người và của. Trong đó, tác động trực tiếp và gây khó khăn cho việc khai thác thủy sản, hạn chế số ngày ra khơi.


Câu 22:

Để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, nước ta cần có phương hướng phát triển như thế nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.


Câu 23:

Hiện nay, ngành kinh tế nào dưới đây chưa phát triển tương xứng với tiềm năng ở Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Đồng bằng sông Hồng với nền nông nghiệp thâm canh cao, nhưng bên cạnh đó ngành thủy sản lại đứng ở vị trí không cao trong nông nghiệp của vùng. Đây là ngành phát triển chưa tương xứng với vùng, cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa, nhất là xu hướng hiện nay của đồng bằng diện tích đất nông nghiệp đang giảm dần.


Câu 24:

Biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng lương thực trong điều kiện đất nông nghiệp có hạn ở nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Trong điều kiện đất nông nghiệp có hạn và có xu thế ngày càng thu hẹp việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất là biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng lương thực.


Câu 25:

Hiện nay, khả năng cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường xuất khẩu còn hạn chế chủ yếu là do

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các cơ sở công nghiệp chế biến còn nhỏ bé, công nghệ chậm đổi mới hạn chế chất lượng của sản phẩm làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường xuất khẩu.


Câu 26:

Để giảm bớt tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới cần phải:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới có nguyên nhân là do thiên tai hàng năm gây ra. Vì vậy, để hạn chế tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới cần phải phòng chống thiên tai và dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi.


Câu 27:

Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du). Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa. Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu. Điều này, tạo nên sự thích nghi với từng loại cây trồng, vật nuôi


Câu 28:

Biện pháp để đảm bảo lương thực tại chỗ trong những năm qua ở trung du và vùng núi là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Để đảm bảo lương thực tại chỗ trong những năm qua ở vùng trung du và vùng núi đó là việc mở rộng diện tích nương rẫy. Nhưng điều này cũng đang làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên.


Câu 29:

Các vườn quốc gia như Cát bà, Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên... thuộc nhóm

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí 12 trang 104, nước ta có một hệ thống rừng đặc dụng. Đó là các vườn quốc gia: Cát bà, Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên...


Câu 30:

Khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu thủy sản của nước ta giai đoạn hiện nay là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Các nhân tố như: bão, gió mùa Đông Bắc, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật còn thấp kém, mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tiềm năng là những khó khăn chung của ngành thủy sản; còn khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu thủy sản của nước ta giai đoạn hiện nay là thị trường thế giới có nhiều biến động phức tạp và khó tính, nhất là thị trường thế giới.


Bắt đầu thi ngay