KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 18)

  • 4699 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

11/07/2024

Tuyến đường sắt quan trọng nối Hà Nội với trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Từ Hà Nội tuyến đường sắt nối với trung tâm công nghiệp Đông Anh - Thái Nguyên với hướng chuyên môn hóa là luyện kim và cơ khí.


Câu 2:

22/07/2024

Ở nước ta, ngành giao thông nào chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ngành giao thông đường sắt là ngành trước đây có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, với khả năng vận chuyển hàng hóa nhanh mà khối lượng lớn. Nhưng lại có nhược điểm là không linh hoạt, chỉ vận chuyển trên những con đường nhất định, mà chi phí đâu tư lớn. Ô tô là loại phương tiện rất linh hoạt, với số lượng lớn nên ngày nay loại phương tiện này đang chiếm ưu thế nhất. Vì vậy, câu trả lời chính xác là đường sắt


Câu 3:

20/07/2024

Đặc điểm nào sau đây không có trong ngành giao thông đường biển?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Các đặc điểm của ngành giao thông vận tải đường biển: Khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn, có khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn và cồng kềnh, ưu thế trong vận tải đường, chi phí thấp, thời gian vận chuyển lâu.


Câu 4:

11/07/2024

Tuyến đường chiếm tỉ trọng cao nhất về khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng hóa và hành khách của tuyến đường bộ là trên 50% trong cơ cấu vận chuyển hàng hóa và hành khách của cả nước. Với sự đa dạng các phương tiện giao thông.


Câu 5:

22/10/2024

Ba cảng biển lớn nhất hiện nay ở nước ta

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Ba cảng biển lớn nhất hiện nay ở nước ta là cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng và cảng Đà Nẵng. Đây là ba cảng lớn của nước ta có ý nghĩa quốc tế.

*Tìm hiểu thêm: "Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo"

a) Ý nghĩa

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng và đa dạng, giữa các ngành kinh tế biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

- Môi trường biển là không chia cắt được.

- Môi trường biển rất nhạy cảm trước tác động của con người.

b) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo

- Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

- Phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản.

c) Khai thác khoáng sản

- Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở DHNTB.

- Thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh.

d) Phát triển du lịch biển

- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi biển mới được đưa vào khai thác.

- Các khu du lịch Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn (Quảng Ninh và Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu.


Câu 6:

22/07/2024

Hiện nay, sự phân bố các điểm du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 139: "Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch". Như vậy, sự phân bố các điểm du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào sự phân bố các tài nguyên du lịch.


Câu 7:

22/07/2024

Các tuyến đường biển ven bờ của nước ta chủ yếu là tuyến

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí 12 trang 132, các tuyến đường ven bờ chủ yếu là theo hướng bắc – nam.


Câu 8:

12/07/2024

Điền từ vào chỗ trống cho phù hợp với nội dung sau: Nước ta có nhiều sông ngòi nhưng mới chỉ sử dụng khoảng... vào mục đích giao thông.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí 12 trang 132: Nước ta có nhiều sông ngòi nhưng mới chỉ sử dụng khoảng 11 000km vào mục đích giao thông. Vận tải đường sông chủ yếu tập trung vào một số hệ thống sông chính.


Câu 9:

21/07/2024

Loại hình giao thông vận tải nào ở nước ta được đánh giá là còn non trẻ nhưng có bước tiến nhanh nhờ có chiến lược phát triển táo bạo?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí 12 trang 132: Ở nước ta: Hàng không là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh nhờ có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất. Cả nước ta có 22 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.


Câu 10:

22/07/2024

Ý nghĩa quan trọng của tuyến giao thông quốc lộ 1A ở nước ta là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch, coi như là xương sống của giao thông nước ta, nối từ Bắc vào Nam từ đó tạo ra các mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các vùng trong nước.


Câu 11:

12/11/2024

Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc, nước ta cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nhằm mục đích giao lưu kinh tế, văn hóa, giáo dục với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài… vì vậy cần ưu tiên phát triển mạng thông tin quốc tế.

→ A đúng 

- B, C, D sai vì mục tiêu chủ yếu là kết nối quốc tế, thúc đẩy hội nhập toàn cầu và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế quốc gia. Mạng thông tin quốc tế giúp mở rộng giao lưu và hợp tác toàn cầu, có tầm quan trọng lớn hơn.

Nó góp phần vào việc kết nối Việt Nam với thế giới, thúc đẩy hội nhập và phát triển kinh tế. Một mạng thông tin quốc tế hiện đại giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thương mại quốc tế, hợp tác khoa học kỹ thuật, và chia sẻ thông tin. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao và các mối quan hệ quốc tế mà còn giúp Việt Nam tiếp cận với công nghệ mới, cải thiện năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Mạng thông tin quốc tế cũng giúp cải thiện khả năng tiếp cận thông tin cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đồng thời tăng cường bảo mật thông tin trong thời đại số.

Việc xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin quốc tế giúp tăng cường kết nối với thế giới, thúc đẩy hội nhập toàn cầu và mở rộng các cơ hội hợp tác quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, việc kết nối thông tin nhanh chóng, hiệu quả giữa các quốc gia trở nên quan trọng, hỗ trợ giao thương, nghiên cứu khoa học, và phát triển công nghệ. Mạng thông tin quốc tế mạnh mẽ cũng giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư từ các đối tác quốc tế, đồng thời đảm bảo an ninh thông tin và bảo vệ chủ quyền quốc gia trong kỷ nguyên số.


Câu 12:

11/07/2024

Hoạt động chủ yếu của nội thương là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Là hoạt động thương mại trong nước, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.


Câu 13:

14/07/2024

Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Các tài nguyên du lịch là yếu tố căn bản để phát triển các hoạt động du lịch, vì vậy việc phân bố hoạt động du lịch phụ thuộc vào sự phân bố tài nguyên du lịch.


Câu 14:

21/10/2024

Vị trí địa lí nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế, đó là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Vị trí địa lí nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế, đó là ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế.

Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, gần trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải quốc tế. Một trong những điểm nổi bật là nước ta nằm trên các tuyến đường hàng không quốc tế quan trọng, là cầu nối giữa các khu vực như Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và châu Âu, châu Mỹ.

Ngoài ra, với bờ biển dài, Việt Nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển giao thông vận tải đường biển quốc tế, với nhiều cảng biển lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Những tuyến đường biển quốc tế đi qua khu vực Biển Đông, nơi Việt Nam có vị trí chiến lược, cũng tạo thuận lợi cho giao thương và vận tải quốc tế.

Tóm lại, vị trí địa lý của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại hình giao thông vận tải quốc tế, đặc biệt là đường hàng không và đường biển.

→ C đúng.A,B,D sai.

* GIAO THÔNG VẬN TẢI

a) Đường bộ

- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hoá. Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.

- Các tuyến đường chính (từ Lạng Sơn đến Cà Mau):

+ Quốc lộ 1 (2300 km): tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ  nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên), hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

+ Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây của nước.

+ Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống đường bộ của nước ta đang được kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng Đường bộ xuyên Á.

b) Đường sắt

- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.

- Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam.

- Các tuyến đường chính khác: Hà Nội - Hải Phòng (102 km), Hà Nội - Lào Cai (293 km), Hà Nội - Thái Nguyên (75 km), Hà Nội - Đồng Đăng (162,5 km), Lưu Xá-Kép-Uông Bí - Bãi Cháy (175 km).

c) Đường biển

- Thuận lợi: đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế.

- Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng Bắc - Nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh, dài 1500 km.

- Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải.

d) Đường sông

- Chiều dài giao thông 11000 km.

- Các tuyến chính:

+ Hệ thống sông Hồng - Thái Bình.

+ Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai.

+ Một số sông lớn ở miền Trung.

e) Đường hàng không

- Là ngành non trẻ, nhưng có bước tiến nhanh.

- Đầu năm 2019, cả nước có 22 sân bay, trong đó có 10 sân bay quốc tế.

- Các tuyến đường bay trong nước được khai thác trên cơ sở ba đầu mối chủ yếu là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, có các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

f) Đường ống

- Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

- Ngoài tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xăng dầu B12 (Bãi Cháy - Hạ Long) tới các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các đường ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa vào đất liền đã được xây dựng và đi vào hoạt động.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc


Câu 15:

14/07/2024

Điều nào sau đây không đúng với đặc điểm của tuyến đường giao thông đường bộ ở nước ta

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giao thông đường bộ ở nước ta chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giao thông vận tải ở nước ta, vì nó là tuyến đường có tính linh hoạt rất cao, thích nghi với nhiều dạng địa hình, mạng lưới phân bố rộng với sự đa dạng của các loại phương tiện giao thông.


Câu 16:

11/07/2024

Tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng núi Tây Bắc là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Quan sát Atlat Địa lí trang 23 có thể thấy tuyến Quốc lộ 6 là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng núi Tây Bắc.


Câu 17:

15/07/2024

Địa điểm du lịch nào ở Việt Nam được UNESCO bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên vừa là di sản văn hóa thế giới?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

+ Tràng An là địa điểm du lịch được UNESCO bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên, vừa là di sản văn hóa thế giới.

+ Vịnh Hạ Long được bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên vừa là một trong bảy kì quan thiên nhiên mới của thế giới.

+ Phố cổ Hội An là di sản văn hóa.

+ Phong Nha –Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới.


Câu 18:

22/07/2024

Hàng hóa giữa Đông Nam Bộ và Campuchia chủ yếu vận chuyển qua quốc lộ

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí VN, trang giao thông (trang 23) sẽ đọc được tuyến đường quan trọng để giao thương giữa vùng Đông Nam Bộ và Campuchia là quốc lộ 22.


Câu 19:

12/07/2024

Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 131: "Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước". Như vậy, cùng với đường quốc lộ 1, đây là con đường xuyên quốc gia quan trọng, nhưng nếu quốc lộ 1 là tuyến đường xương sống của cả nước thì đường Hồ Chí Minh lại có tác dụng chính trong việc đẩy mạnh phát triển vùng phía tây đất nước.


Câu 20:

12/12/2024

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền núi thì cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền núi thì cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là phát triển mạng lưới giao thông vận tải.

Miền núi có nhiều tài nguyên khoáng sản và cũng có những lợi thế để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở hạ tầng nên quá trình phát triển kinh tế còn bị hạn chế. Vì vậy, cơ sở dạ tầng đầu tiên cần chú ý đó là mạng lưới giao thông vận tải, chỉ khi giao thông thông suốt, những trang thiết bị hoặc nguồn lao động, lương thực, thực phẩm mới được đưa lên miền núi một cách dễ dàng. Như vậy, đáp án của câu hỏi là phát triển mạng lưới giao thông vận tải.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Mở rộng:

1:Khái quát chung

- Diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2 - 30,5%).

- Dân số: 13,9 triệu người (năm 2019), 14,3% dân số cả nước.

- Tiếp giáp: Trung Quốc, Lào; Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ -> có vị trí địa lí đặc biệt, thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ sản và thuỷ điện

* Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta:

- Than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (sản lượng khai thác 30 triệu tấn/năm, chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á). Ngoài ra còn có ở Thái Nguyên.

- Một số mỏ lớn ở Tây Bắc: Đồng (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), apatit (Lào Cai).

- Mỏ kim loại lớn ở Đông Bắc: Mỏ sắt (Yên Bái), thiếc (Cao Bằng), kẽm - chì ở Chợ Điền (Bắc cạn), đồng - vàng (Lào Cai).

* Trữ năng thuỷ điện ở các sông suối khá lớn

- Hệ thống sông Hồng (11 triệu kw) chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riêng sông Đà gần 6 triệu kw.

- Các nhà máy thủy điện Thác Bà (110MW), Hòa Bình (1920MW), Sơn La (2400MW), Tuyên Quang (300MW),… Nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng.

 - Khó khăn: vốn, lao động, công nghệ, vấn đề môi trường sinh thái,…

3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

* Thế mạnh

- Đất: đất feralit trên đá phiến, đá vôi và đất phù sa cổ (ở trung du),...

- Khí hậu: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi.

- Địa hình: nền địa hình cao, chủ yếu đồi núi trung bình.

- Dân cư có kinh nghiệm, chính sách, thị trường, vốn,…

* Tình hình phát triển

- Chè: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái.

- Cây dược liệu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn.

- Rau và hạt giống: SaPa.

- Cây ăn quả: mận, đào và lê,…

* Hạn chế

- Rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước.

- Cơ sở chế biến còn nhiều hạn chế.

* Ý nghĩa: phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiệu quả cao và hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

4. Chăn nuôi gia súc

* Thế mạnh:

- Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600-700m.

- Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi dồi dào.

* Tình hình phát triển

- Phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).

- Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi. Đàn trâu 1,5 triệu con (chiếm 1/2 đàn trâu cả nước), đàn bò 120 nghìn con (chiếm 16% đàn bò cả nước, năm 2019).

- Đàn lợn: hơn 6,4 triệu con (chiếm 23% đàn lợn cả nước - 2019).

* Hạn chế

- Khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm hàng hóa.

- Các đồng cỏ cần được cải tạo, nâng cao năng suất.

5. Kinh tế biển

- Phát triển mạnh đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản.

- Phát triển du lịch biển - đảo (quần thể du lịch Hạ Long).

- Giao thông vận tải biển: cảng Cái Lân, Cửu Ông, Cẩm Phả.

- Khai thác khoáng sản biển (cát, san hô, titan,…).

Xem thêm các bài viết liên quan ,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ

 

Câu 21:

17/07/2024

Loại hình du lịch nào sau đây, có tiềm năng phát triển nhất ở khu vực đồi núi nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3.200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo và hàng triệu km2 mặt biển nên Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, hướng tới phát triển du lịch bền vững.


Câu 22:

21/10/2024

Đặc điểm nào của vị trí địa lí nước ta là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Nằm ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế,là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế.

Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, là trung tâm kết nối giữa nhiều tuyến đường hàng không quốc tế quan trọng. Với vị trí địa lý này, Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc phát triển giao thông vận tải quốc tế, không chỉ về hàng không mà còn về các loại hình vận tải khác như đường biển và đường bộ. Điều này giúp Việt Nam trở thành điểm trung chuyển quan trọng cho việc di chuyển và vận tải hàng hóa, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho ngành du lịch, thương mại và đầu tư quốc tế.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Vị trí địa lí

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Hệ toạ độ địa lí:

+ Vĩ độ: Điểm cực bắc 23023'B (Lũng Cú-Đồng Văn-Hà Giang).

+ Điểm cực nam 8034'B (Đất Mũi-Ngọc Hiển-Cà Mau).

+ Kinh độ: Điểm cực Tây 102009’Đ (Xín Thầu-Mường Nhé-Điện Biên).

+ Điểm cực Đông l09024'Đ (Vạn Thạch-Vạn Ninh-Khánh Hòa).

- Việt Nam vừa gắn với lục địa Á - Âu vừa tiếp giáp biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.

- Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Việt Nam nằm trong múi giờ số 7.

2:  Ý nghĩa của vị trí địa lí

a) Ý nghĩa về tự nhiên

- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.

- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.

- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc - Nam, Đông - Tây, thấp - cao.

- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán

b) Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng

- Về kinh tế

+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch,…).

- Về văn hoá - xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Về chính trị và quốc phòng: là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ


Câu 23:

21/07/2024

Trong lĩnh vực thương mại khi cung lớn hơn cầu thì

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Khi đó sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn so với nhu cầu tiêu thụ dẫn tới giá thành giảm, sản phẩm dư thừa dẫn tới sản xuất có nguy cơ đình đốn.


Câu 24:

18/07/2024

Đâu không phải lí do khiến cho Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dân cư tập trung đông và có trình độ kĩ thuật cao là điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao và nhiều lao động. Hà Nội là một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta do ở đây có đầy đủ các tuyến đường giao thông huyết mạch, các loại hình, phương tiện giao thông, từ Hà Nội giao thông tỏa đi các hướng.


Câu 25:

22/07/2024

Tuyến vận tải chuyên môn hóa làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Quốc lộ số 5 là tuyến giao thông nối Hà Nội với Hải Phòng là tuyến vận tải chuyên môn hóa làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc.


Câu 26:

18/07/2024

Từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay ngành du lịch nước ta phát triển nhanh là do

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 142: "Ngành du lịch của nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước".


Câu 27:

14/07/2024

Ngành du lịch nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là do

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK địa lí 12, trang142: Vấn đề phát triển thương mại du lịch " Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển nhanh từ đầu thập niên 90 cho đến nay nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước".


Câu 28:

19/07/2024

Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Khó khăn lớn nhất làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng cho mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta đó là địa hình. Với nền địa hình 3/4 diện tích là đồi núi, cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc 3260 con sông dài trên 20km. Điều đó bắt buộc chúng ta phải đầu tư nhiều cho việc xây dựng hầm, đèo, cầu cống, đường xá...


Câu 29:

11/07/2024

Hàng xuất nhập khẩu nước ta chủ yếu là nguyên nhiên liệu, tư liệu sản xuất; hàng xuất khẩu là công nghiệp nặng, khoáng sản. Điều này cho biết Việt Nam là một nước:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ở các nước đang phát triển, hạn chế trong phát triển kinh tế là về tư liệu sản xuất và nguyên nhiên liệu, còn thế mạnh là công nghiệp nặng và khoáng sản thô. Như vậy, với đặc điểm về mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu được nêu trong đề bài cho thấy, Việt Nam là một nước đang phát triển.


Câu 30:

20/07/2024

Nguyên nhân nào sau đây làm cho đường sắt Việt Nam luôn lạc hậu so với thế giới?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Sự yếu kém, lạc hậu của đường sắt Việt Nam hiện nay là do công nghệ quá lạc hậu - một thời gian dài lại không được quan tâm, đầu tư, nhưng mặt khác là do đường sắt Việt Nam lại không được kết nối với các phương thức vận tải khác để khai thác các lợi thế của đường sắt, hơn nữa các ga đường sắt quốc gia kết nối rất kém với các bến xe, xe buýt, các tuyến đường gom… làm cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách kém hấp dẫn, chi phí cao, gây lãng phí, bất tiện với hành khách đến với đường sắt.


Bắt đầu thi ngay