Câu hỏi:
11/12/2024 137Nguồn gốc của sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước ta là
A. việc khắc phụ hạn chế của từng vùng.
B. việc phát huy thế mạnh của từng vùng.
C. sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên, dân cư của từng vùng.
D. chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Nguồn gốc của sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước ta là việc phát huy thế mạnh của từng vùng.
Vì các vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội khác nhau. Sự khác biệt này tạo ra tiềm năng và thế mạnh riêng, dẫn đến việc hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp để tận dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có. Cụ thể:
+ Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
Các vùng có đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước và tài nguyên khoáng sản khác nhau, dẫn đến khả năng phát triển các ngành sản xuất đặc thù.
+ Yếu tố kinh tế - xã hội:
Mỗi vùng có trình độ phát triển kinh tế, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, và thị trường tiêu thụ khác nhau, tạo nên thế mạnh riêng.
Ví dụ:
Đông Nam Bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, thuận lợi cho sản xuất công nghiệp chế biến và dịch vụ.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có cảng biển lớn, thích hợp để phát triển kinh tế biển và du lịch.
+ Chính sách phát triển vùng:
Nhà nước có các chiến lược, quy hoạch cụ thể để phát huy lợi thế của từng vùng, từ đó tạo sự phân hóa trong sản xuất.
Ví dụ: Quy hoạch phát triển Tây Bắc tập trung vào lâm nghiệp và thủy điện; Đồng bằng sông Hồng tập trung vào công nghiệp và dịch vụ.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thủy sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) khá cao nhưng chưa ổn định.
- Xu hướng chuyển dịch như vậy là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.
* Khu vực I
- Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
- Rong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.
* Khu vực II
- Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
- Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.
- Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
* Khu vực III
- Đang có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.
- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư,...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng chủ yếu là do
Câu 5:
Vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta là
Câu 6:
Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong cơ cấu GDP của nước ta trong những năm gần đây là do
Câu 7:
Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc
Câu 9:
Ở Việt Nam hiện nay, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là
Câu 10:
Nguyên nhân nào sau đây đúng khi giải thích về sự tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài?
Câu 11:
Các nước phát triển, tỉ trọng các ngành trong GDP thay đổi theo xu hướng nào?
Câu 12:
Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên
Câu 13:
Biểu hiện rõ nhất về vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần kinh tế Nhà nước là
Câu 14:
Đặc điểm nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố ngành dịch vụ ở nước ta:
Câu 15:
Biểu hiện nào sau đây không đúng với sự chuyển biến tích cực của cơ cấu thành phần kinh tế nước ta?