Trang chủ Lớp 7 Toán Giải SBT Toán 7 Bài 1. Số vô tỉ. Căn bậc hai số học có đáp án

Giải SBT Toán 7 Bài 1. Số vô tỉ. Căn bậc hai số học có đáp án

Giải SBT Toán 7 Bài 1. Số vô tỉ. Căn bậc hai số học có đáp án

  • 42 lượt thi

  • 28 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024
Đọc các số sau: \(\sqrt 5 ;\,\,\sqrt {1,96} ;\,\,\sqrt {\frac{1}{{225}}} \).
Xem đáp án

Lời giải:

\(\sqrt 5 \) đọc là căn bậc hai số học của năm;

\(\sqrt {1,96} \) đọc là căn bậc hai số học của một phẩy chín mươi sáu;

\(\sqrt {\frac{1}{{225}}} \) đọc là căn bậc hai số học của một phần hai trăm hai mươi lăm.


Câu 2:

17/07/2024
Viết các số sau: căn bậc hai số học của 2,4; căn bậc hai số học của 3,648; căn bậc hai số học của \(\frac{{49}}{{1\,\,089}}\).
Xem đáp án

Lời giải:

Căn bậc hai số học của 2,4 viết là \(\sqrt {2,4} \);

Căn bậc hai số học của 3,648 viết là \(\sqrt {3,648} \);

Căn bậc hai số học của \(\frac{{49}}{{1\,\,089}}\) viết là \(\sqrt {\frac{{49}}{{1\,\,089}}} \).


Câu 3:

17/07/2024
Trong các cách viết sau, cách viết nào đúng? Vì sao?
a) \(\sqrt {81} = \pm 9\).
b) \(\sqrt {81} = - 9\).
c) \(\sqrt {81} = 9\).
Xem đáp án

Lời giải:

Căn bậc hai số học của một số a không âm là số x không âm sao cho x2 = a.

Do đó căn bậc hai số học của 81 là 9 hay \(\sqrt {81} = 9\).

Vậy cách viết ở câu c đúng.


Câu 4:

17/07/2024

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Vì sao?

Số 0 vừa là số vô tỉ, vừa là số hữu tỉ.

Xem đáp án

Lời giải:

Sai. Do số 0 là số thập phân hữu hạn nên số 0 là số hữu tỉ và số 0 không là số vô tỉ.


Câu 5:

17/07/2024
Căn bậc hai số học của số x không âm là số y sao cho y2 = x.
Xem đáp án

Lời giải:

Sai. Do căn bậc hai số học của số x không âm là số y không sao cho y2 = x.


Câu 6:

20/07/2024

\(\sqrt {15} \) là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

Xem đáp án

Lời giải:

Đúng. Do \(\sqrt {15} \) không là bình phương của bất kì số nguyên dương nào nên \(\sqrt {15} \) là số vô tỉ và viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.


Câu 8:

17/07/2024
\(\sqrt {26} \) là số Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải:

Ta có: \(\sqrt {26} = 5,09901...\)

Vì 5,09901… là số thập phân vô hạn tuần hoàn nên \(\sqrt {26} \) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Vậy \(\sqrt {26} \) là số vô tỉ;


Câu 9:

17/07/2024
\(\sqrt {\frac{1}{{144}}} \) là số Media VietJack;
Xem đáp án

Lời giải:

Ta có: \(\sqrt {\frac{1}{{144}}} = \sqrt {\frac{{{1^2}}}{{{{12}^2}}}} = \frac{1}{{12}}\).

Ta thấy \(\frac{1}{{12}}\) là phân số (vì 1; 12 Î ℤ; 12 ≠ 0)

Do đó \(\sqrt {\frac{1}{{144}}} \) là số hữu tỉ;


Câu 10:

17/07/2024
\(\frac{{ - 7}}{{50}}\) viết được dưới dạng số thập phân Media VietJack .
Xem đáp án

Lời giải:

Ta có: \(\frac{{ - 7}}{{50}} = - 0,14\).

Ta thấy −0,14 là số thập phân hữu hạn.

Do đó \(\frac{{ - 7}}{{50}}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.


Câu 11:

17/07/2024

Trong các tập hợp sau, tập hợp nào có tất cả các phần tử đều là số vô tỉ?

\(A = \left\{ { - 0,1;\,\,\sqrt {12} ;\,\,\frac{{21}}{{32}};\,\, - 316} \right\}\);

Xem đáp án

Lời giải:

Xét tập hợp \(A = \left\{ { - 0,1;\,\,\sqrt {12} ;\,\,\frac{{21}}{{32}};\,\, - 316} \right\}\).

Ta thấy phần tử −0,1 là số thập phân hữu hạn nên không phải là số vô tỉ.

Do đó tập hợp A không phải tập hợp có tất cả các phần tử đều là số vô tỉ.


Câu 12:

22/07/2024
\(B = \left\{ {32,1;\,\,\sqrt {25} ;\,\,\sqrt {\frac{1}{{16}}} ;\,\,\sqrt {0,01} } \right\}\);
Xem đáp án

Lời giải:

Xét tập hợp \(B = \left\{ {32,1;\,\,\sqrt {25} ;\,\,\sqrt {\frac{1}{{16}}} ;\,\,\sqrt {0,01} } \right\}\).

Ta thấy phần tử 32,1 là số thập phân hữu hạn nên không phải là số vô tỉ.

Do đó tập hợp B không phải tập hợp có tất cả các phần tử đều là số vô tỉ.


Câu 13:

17/07/2024
\(C = \left\{ {\sqrt 3 ;\,\,\sqrt 5 ;\,\,\sqrt {31} ;\,\,\sqrt {83} } \right\}\);
Xem đáp án

Lời giải:

Xét tập hợp \(C = \left\{ {\sqrt 3 ;\,\,\sqrt 5 ;\,\,\sqrt {31} ;\,\,\sqrt {83} } \right\}\).

Ta thấy các phần tử của tập hợp C gồm: \(\sqrt 3 ;\,\,\sqrt 5 ;\,\,\sqrt {31} ;\,\,\sqrt {83} \) đều là số vô tỉ.

Do đó tập hợp C có tất cả các phần tử đều là số vô tỉ.


Câu 14:

17/07/2024
\(D = \left\{ { - \frac{1}{3};\,\,\frac{{231}}{2};\,\,\frac{2}{5};\,\, - 3} \right\}\).
Xem đáp án

Lời giải:

Xét tập hợp \(D = \left\{ { - \frac{1}{3};\,\,\frac{{231}}{2};\,\,\frac{2}{5};\,\, - 3} \right\}\).

Ta thấy các phần tử của tập hợp D gồm: \( - \frac{1}{3};\,\,\frac{{231}}{2};\,\,\frac{2}{5};\,\, - 3\) đều là số hữu tỉ.

Do đó tập hợp D không phải tập hợp có tất cả các phần tử đều là số vô tỉ.

Vậy tập hợp C có tất cả các phần tử đều là số vô tỉ.


Câu 15:

17/07/2024

Tìm số thích hợp cho Media VietJack:

x

144

\(\sqrt {16} \)

Media VietJack 

Media VietJack 

Media VietJack 

0,04

\(\sqrt x \)

 Media VietJack

 Media VietJack

21

0,8

\(\frac{1}{6}\)

Media VietJack 

Xem đáp án

Lời giải:

∙ Với x = 144 thì \(\sqrt x = \sqrt {144} = 12\);

∙ Với \(x = \sqrt {16} = 4\) thì\(\sqrt x = \sqrt 4 = 2\);

 ∙ Với \(\sqrt x = 21\) thì x = 441;

∙ Với \(\sqrt x = 0,8\) thì x = 0,64;

∙ Với \(\sqrt x = \frac{1}{6}\) thì \(x = \frac{1}{{36}}\);

∙ Với x = 0,04 thì \(\sqrt x = \sqrt {0,04} = 0,2\).

Vậy ta điền vào bảng như sau:

x

144

\(\sqrt {16} \)

441

0,64

\(\frac{1}{{36}}\)

0,04

\(\sqrt x \)

12

2

21

0,8

\(\frac{1}{6}\)

0,2


Câu 16:

17/07/2024
Tính:
 \(\sqrt {1 + 3 + 5} \);
Xem đáp án
Lời giải:
\(\sqrt {1 + 3 + 5} = \sqrt {4 + 5} \)\( = \sqrt 9 = 3\);

Câu 17:

20/07/2024
\(\sqrt {100 + 17 + 4} \);
Xem đáp án
Lời giải:
\(\sqrt {100 + 17 + 4} = \sqrt {117 + 4} = \sqrt {121} = 11\);

Câu 18:

17/07/2024
\(\sqrt {78 + 11 + 41 + 194} \).
Xem đáp án

Lời giải:

\(\sqrt {78 + 11 + 41 + 194} = \sqrt {89 + 41 + 194} \)

\( = \sqrt {89 + 41 + 194} = \sqrt {130 + 194} \)\( = \sqrt {324} = 18\).


Câu 19:

17/07/2024

Tính giá trị của biểu thức:

\(7\,\,.\,\,\sqrt {0,36} - 5\,\,.\,\,\sqrt {25} \);

Xem đáp án

Lời giải:

\(7\,\,.\,\,\sqrt {0,36} - 5\,\,.\,\,\sqrt {25} = 7\,\,.\,\,0,6 - 5\,\,.\,\,5\)

= 4,2 – 25 = –20,8;


Câu 20:

17/07/2024

\(11\,\,.\,\,\sqrt {1,69} + 3\,\,.\,\,\sqrt {0,01} \);

Xem đáp án

Lời giải:

\(11\,\,.\,\,\sqrt {1,69} + 3\,\,.\,\,\sqrt {0,01} = 11\,\,.\,\,1,3 + 3\,\,.\,\,0,1\)

= 14,3 + 0,3 = 14,6;


Câu 21:

17/07/2024

\(3\,\,.\,\,\sqrt {\frac{1}{9}} + 1,5\,\,.\,\,\sqrt {225} \);

Xem đáp án

Lời giải:

\(3\,\,.\,\,\sqrt {\frac{1}{9}} + 1,5\,\,.\,\,\sqrt {225} = 3\,\,.\,\,\frac{1}{3} + 1,5\,\,.\,\,15\)

= 1 + 22,5 = 23,5;


Câu 22:

17/07/2024
\(0,1\,\,.\,\,\sqrt {100} - \sqrt {\frac{4}{{25}}} \).
Xem đáp án

Lời giải:

 \(0,1\,\,.\,\,\sqrt {100} - \sqrt {\frac{4}{{25}}} = 0,1\,\,.\,\,10 - \frac{2}{5}\)

= 1 – 0,4 = 0,6.


Câu 23:

17/07/2024
Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: \(\sqrt {\frac{1}{{16}}} ;\,\,4\frac{1}{7};\,\,1,(3);\,\,\sqrt {81} ;\,\, - \sqrt {25} ;\,\, - 12,1\).
Xem đáp án

Lời giải:

Ta có: \(\sqrt {\frac{1}{{16}}} = \frac{1}{4} = 0,25;\,\,4\frac{1}{7} = \frac{{29}}{7} = 4,(142857)\); \(\sqrt {81} = 9;\,\, - \sqrt {25} = - 5\)

Vì −12,1 < −5 < 0,25 < 1,(3) < 4,(142857) < 9.

Nên −12,1 < \( - \sqrt {25} \) < \(\sqrt {\frac{1}{{16}}} \) < 1,(3) < \(4\frac{1}{7}\) < \(\sqrt {81} \).

Vậy các số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: −12,1; \( - \sqrt {25} \); \(\sqrt {\frac{1}{{16}}} \); 1,(3); \(4\frac{1}{7}\); \(\sqrt {81} \).


Câu 24:

17/07/2024

Tìm x, biết:

\(x + 2\,\,.\,\,\sqrt {16} = - 3\,\,.\,\,\sqrt {49} \);

Xem đáp án

Lời giải:

 \(x + 2\,\,.\,\,\sqrt {16} = - 3\,\,.\,\,\sqrt {49} \)

x + 2 . 4 = −3 . 7

x + 8 = −21

x = −21 – 8

x = −29.

Vậy x = −29.


Câu 25:

17/07/2024

\(2x - \sqrt {1,69} = \sqrt {1,21} \);

Xem đáp án

Lời giải:

\(2x - \sqrt {1,69} = \sqrt {1,21} \)

2x – 1,3 = 1,1

2x = 1,1 + 1,3

2x = 2,4

x = 1,2

Vậy x = 1,2.


Câu 26:

22/07/2024

\(5\,\,.\,\,\left( {\sqrt {\frac{1}{{25}}} - x} \right) - \sqrt {\frac{1}{{81}}} = - \frac{1}{9}\);

Xem đáp án

Lời giải:

\(5\,\,.\,\,\left( {\sqrt {\frac{1}{{25}}} - x} \right) - \sqrt {\frac{1}{{81}}} = - \frac{1}{9}\)

\(5\,\,.\,\,\left( {\frac{1}{5} - x} \right) - \frac{1}{9} = - \frac{1}{9}\)

\(5\,\,.\,\,\left( {\frac{1}{5} - x} \right) = - \frac{1}{9} + \frac{1}{9}\)

\(5\,\,.\,\,\left( {\frac{1}{5} - x} \right) = 0\)

\(\frac{1}{5} - x = 0\)

\(x = \frac{1}{5}\)

Vậy \(x = \frac{1}{5}\).


Câu 27:

17/07/2024

\(0,1\,\,.\,\,\sqrt {100} - \sqrt {\frac{4}{{25}}} \).

Xem đáp án

Lời giải:

\(2 + \frac{1}{6} - x = 10\,\,.\,\,\sqrt {0,01} - \sqrt {\frac{{25}}{{36}}} \)

\(2 + \frac{1}{6} - x = 10\,\,.\,\,0,1 - \frac{5}{6}\)

\(2 + \frac{1}{6} - x = 1 - \frac{5}{6}\)

\(\frac{{13}}{6} - x = \frac{1}{6}\)

\(x = \frac{{13}}{6} - \frac{1}{6}\)

x = 2

Vậy x = 2.


Câu 28:

12/10/2024
Chứng minh rằng \[\sqrt 2 \] là số vô tỉ.
Xem đáp án

*Phương pháp giải: Chứng minh bằng phương pháp giả thiết tạm \[\sqrt 2 \] có thể viết được dưới dạng \(\frac{m}{n}\). Chứng minh điều này là vô lí. Vậy \[\sqrt 2 \] không là số hữu tỉ mà là số vô tỉ.

Lời giải:

Giả sử \[\sqrt 2 \] là số hữu tỉ.

Như vậy, \[\sqrt 2 \] có thể viết được dưới dạng \(\frac{m}{n}\) với m, n Î ℕ và (m, n) = 1.

Ta có \[\sqrt 2 = \frac{m}{n}\] nên \[{\left( {\sqrt 2 } \right)^2} = {\left( {\frac{m}{n}} \right)^2}\] hay \[2 = {\left( {\frac{m}{n}} \right)^2}\].

Suy ra m2 = 2n2.

Mà (m, n) = 1 nên m2 chia hết cho 2 hay m chia hết cho 2.

Do đó m = 2k với k Î ℕ và (k, n) = 1.

Thay m = 2k vào m2 = 2n2 ta được 4k2 = 2n2 hay n2 = 2k2.

Do (k, n) = 1 nên n2 chia hết cho 2 hay n chia hết cho 2.

Suy ra m và n đều chia hết cho 2 mâu thuẫn với (m, n) = 1.

Vậy \[\sqrt 2 \] không là số hữu tỉ mà là số vô tỉ.

* Một số lý thuyết liên quan:

1. Số vô tỉ

1.1 Khái niệm số vô tỉ

Trong đời sống thực tiễn của con người, ta thường gặp những số không phải là số hữu tỉ. Những số không phải là số hữu tỉ được gọi là số vô tỉ.

1.2 Số thập phân vô hạn không tuần hoàn

Những số thập phân vô hạn mà phần thập phân của nó không có một chu kì nào cả, những số đó được gọi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

1.3 Biểu diễn thập phân của số vô tỉ

Số vô tỉ được viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

2. Căn bậc hai số học

- Căn bậc hai số học của một số a không âm là số x không âm sao cho x2 = a.

- Căn bậc hai số học của số a (a ≥ 0) được kí hiệu là a.

- Căn bậc hai số học của số 0 là số 0, viết là: 0=0.

Chú ý: Cho a ≥ 0. Khi đó: 

 Đẳng thức a = b là đúng nếu b ≥ 0 và b2 = a.

 a2=a.

Nhận xét: Nếu số nguyên dương a không phải là bình phương của bất kì số nguyên dương nào thì  a là số vô tỉ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết: 

TOP 20 câu Trắc nghiệm Số vô tỉ. Căn bậc hai số học (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

Sách bài tập Toán 7 Bài 1 (Cánh diều): Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

Số vô tỉ và khái niệm cơ bản về căn bậc hai và cách giải – Toán lớp 7


Bắt đầu thi ngay