Giáo án Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc | Kết nối tri thức Ngữ văn 11

Với Giáo án Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Ngữ văn lớp 11 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

1 635 26/09/2023
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức): Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức/ yêu cầu cần đạt

- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà tác giả bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc muốn gửi đến người đọc.

- Luyện tập tra cứu, tập giải thích nghĩa của từ, đặc biệt là những từ có từ địa phương, từ vay mượn thông qua cách phiên âm tiếng nước ngoài.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: Biết cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông qua thực hành giải thích một số từ khó, từ đa nghĩa trong văn bản; qua đó chủ động bồi đắp vốn từ ngữ và sử dụng từ ngữ chinh xác, có hiệu quả.

- Năng lực văn học: Nhận biết được cái cao cả, quan điểm sống của Nguyễn Đình Chiểu.

3. Phầm chất

- Kính trọng và biết ơn những con người bình dị nhưng đã anh dũng dẫn thân, hi sinh cho Tổ quốc; đồng thời luôn nuôi dưỡng lòng quả cảm, khát vọng đóng góp cho cộng đồng.

- Tôn trọng sự bình đẳng, cổ vũ cho cái mới, sự tiến bộ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi liên quan; HS trả lời cá nhân.

c. Sản phẩm: Lời chia sẻ của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Hãy kể ngắn gọn về một tấm gương đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập tự chủ của đất nước ta trong thời kì chống thực dân Pháp xâm lược?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.

- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

- GV dẫn dắt: Khi viết về Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng viết: “Trên đời có những ngôi sao sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú thì mới thấy được, và càng nhìn càng thấy sáng”. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy, có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả Lục Vân Tiên mà còn rất ít biết về thơ văn yêu nước của ông - khúc ca hùng tráng của phong trào chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây hơn một trăm năm…và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một kiệt tác, là bài văn tế hay nhất, bi tráng nhất trong văn học Việt Nam trung đại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến .

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ:

+ Trình bày những thông tin cơ bản về tác giả theo các từ khóa đã cho: 1943, 1949, 1959, thể loại chính, tác phẩm nổi tiếng.

+ Vị trí bài văn tế trong sáng tác Nguyễn Đình Chiểu và trong lịch sử văn học Việt Nam?

+ Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

+ Em hiểu như thế nào về thể loại văn tế? (mục đích, nội dung, hình thức)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

1. Tác giả

- 1843, đỗ tú tài.

- 1849, ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì hay tin mẹ mất " bỏ thi, về quê " bị mù.

Về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và làm thơ.

- 1959: Pháp chiếm Gia Định, chúng dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông vẫn giữ trọn tấm lòng thủy chung son sắt với đất nước và nhân dân.

- Thể loại sáng tác chính: Truyện thơ, Thơ Đường luật, văn tế.

- Tác phẩm nổi tiếng: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...

2. Văn bản

- Bài văn tế nằm trong giai đoạn thứ 2 thuộc bộ phận văn thơ yêu nước của NĐC. Là tác phẩm có giá trị đặc biệt và độc đáo trong văn học dân tộc.

- Văn tế là một thể văn dùng trong đời sống, có chức năng cơ bản là tế vong hồn, ca và ghi nhớ công đức người đã khuất.

- Cấu trúc nội dung nói chung gồm ba phần: Tán (thể hiện nhận định, đánh giá, thường là ca ngợi công đức người được tế); Thán (khái quát về sự nghiệp, công lao, tài năng, đức độ,... của người được tế); Ai (bày tỏ niềm đau đớn, thương xót, sự kính trọng, ghi nhớ công ơn,... với người được tế)....

- Ngôn ngữ: trang nghiêm, giản dị, dễ hiểu để thể hiện sự chân thành, kính trọng,... với người được tế.

- Bút pháp: phối hợp đa dạng các yếu tố như nghị luận, tự sự, trữ tình, biểu cảm.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

a. Mục tiêu: Khám phá văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở tất cả các khía cạnh, về nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 19 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Kết nối tri thức. 

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 

1 635 26/09/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: