Giáo án Chí Phèo | Kết nối tri thức Ngữ văn 11

Với Giáo án Chí Phèo Ngữ văn lớp 11 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 11 Chí Phèo.

1 3,610 02/08/2023
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức): Chí Phèo

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức 

- Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

- Thông hiểu: HS hiểu và lý giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

- Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.

- Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, rút ra thông điệp.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học;

- Thông thạo: các bước làm bài nghị luận.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Nam Cao

- Năng lực đọc – hiểu  các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công nội dung, nghệ thuật truyện Chí Phèo.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các nhân vật trong truyện, các nhân vật có cùng đề tài với các tác giả khác.

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

3. Phẩm chất

Biết nhận thức được ý nghĩa của văn xuôi hiện đại Việt Nam trong lịch sử văn học dân tộc. Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà truyện ngắn Chí Phèo đem lại. Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong truyện của Nam Cao.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu

Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị

Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. 

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học

b. Nội dung thực hiện: 

        GV chuẩn bị câu hỏi dẫn dắt HS tìm hiểu về tác giả.

        Học sinh trả lời câu hỏi để tìm hiểu kiến thức về tác giả.

Hoạt động của Thầy và trò

-  GV giao nhiệm vụ:

+ Trình chiếu một đoạn Phim Làng Vũ Đại ngày ấy, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)

+ Chuẩn bị bảng lắp ghép

* HS:

+ Nhìn hình đoán tác giả Nam Cao và truyện Chí Phèo.

+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả

- HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Đề tài về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các tác giả với những trang văn thấm đẫm tính nhân đạo. Mỗi nhà văn có những lăng kính, góc nhìn và cách khai thác khác nhau. Với Nam Cao, ông đã đi vào những tâm hồn bất hạnh, bị dồn đến bước đường cùng và đồng cảm với họ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chí Phèo.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu hoạt động:  Học sinh nhận biết được một số yếu tố của truyện ngắn: điểm nhìn, người kể truyện, nhân vật, cốt truyện.

b. Nội dung thực hiện: 

- Học sinh đọc phần “Tri thức ngữ văn” trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa 

- Học sinh thảo luận nhóm và thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu về các đặc trưng của truyện ngắn.

c. Sản phẩm: Nội dung kiến thức văn bản

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

Giao nhiệm vụ:

Đọc - hiểu Tiểu dẫn.

Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc phần Tiểu dẫn Sgk.

- Sau đó rút ra những nội dung chính về tác giả.

+ Những nét chính về cuộc đời và con người.

+ Đề tài sáng tác.

+ Quan điểm sáng tác và sự nghiệp văn học.

Thực hiện nhiệm vụ:

HS tiến hành làm việc cá nhân.

Báo cáo thảo luận:

GV gọi 2 – 3 HS phát biểu

Phân tích kết luận:

GV nhận xét và rút ra kết luận

I. Giới thiệu chung

 1. Tác giả Nam Cao

- Tên thật Trần Hữu Tri: (1915 - 1951)

- Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, cuộc sống hiện thực tàn nhẫn, là người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế.

- Bản thân là một trí thức nghèo, luôn túng thiếu.

- Quan điểm nghệ thuật: Sáng tác theo quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh.

- Đề tài: Người nông dân và trí thức nghèo.

Giao nhiệm vụ:

HS đọc tiểu dẫn SGK.

GV hướng dẫn tóm tắt nội dung chính.

- Em hiểu tên của 3 nhan đề tác phẩm như thế nào?

Thực hiện nhiệm vụ:

HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời.

Báo cáo thảo luận:

GV gọi HS phát biểu.

Phân tích kết luận:

GV nhận xét và rút ra kết luận.

II. Tìm hiểu chung:

- Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò gạch cũ  sự quẩn quanh bế tắc.

Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi.  nhấn mạnh mối tình Chí Phèo- Thị Nở.

- Sau cách mạng tác phẩm được tái bản và được đổi tên một lần nữa Chí Phèo. nhấn mạnh nhân vật Chí Phèo.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 17 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 11 Chí Phèo Kết nối tri thức. 

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Giới thiệu tri thức ngữ văn và nội dung bài học trang 9

Giáo án Vợ nhặt

Giáo án Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Giáo án Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện

Giáo án Nói và nghe: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện

1 3,610 02/08/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: