Giáo án Sinh học 11 Bài 9 (Kết nối tri thức 2024): Hô hấp ở động vật

Với Giáo án Bài 9: Hô hấp ở động vật Sinh học lớp 11 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 11 Bài 9.

1 384 27/12/2023
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 9: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Phân tích được vai trò của hô hấp ở động vật.

- Trình bày được các hình thức trao đổi khí và giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn.

- Tìm hiểu được các bệnh về đường hô hấp và vận dụng hiểu biết về hô hấp để phòng các bệnh về đường hô hấp.

- Giải thích được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và ô nhiễm không khí đối với hô hấp.

- Trình bày ý nghĩa của việc xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.

- Giải thích được vai trò của thể dục, thể thao đối với hô hấp.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu khái quát về vai trò của hô hấp, các hình thức trao đổi khí, bệnh về hô hấp và lợi ích của việc rèn luyện thể dục, thể thao đối với hô hấp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề khi tìm hiểu về các hình thức trao đổi khí, tìm hiểu các bệnh về hô hấp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đặt được các câu hỏi khác nhau về các vấn đề tím hiểu trong bài học; biết đánh giá các tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.

- Trung thực: Có thái độ trung thực khi tìm hiểu thông tin, số liệu trong quá trình tìm hiểu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án.

- Các hình ảnh liên quan đến bài học: Các giai đoạn của quá trình hô hấp ở người và thú, các hình thức trao đổi khí,…

- Phiếu học tập.

2. Học sinh

- Đọc và chuẩn bị bài, tìm hiểu trước thông tin về các hình thức trao đổi khí, các bệnh về hô hấp.

- Các đồ dùng học tập khác theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới. Huy động được những kiến thức kĩ năng kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích mong muốn tìm hiểu bài học mới.

b. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình và đặt câu hỏi: Tại sao cá heo, cá voi sống trong nước nhưng phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thở?

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Tại sao cá heo, cá voi sống trong nước nhưng phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thở?

Giáo án Sinh học 11 Bài 9 (Kết nối tri thức 2024): Hô hấp ở động vật (ảnh 1)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và chốt lại một số ý kiến cơ bản như dự kiến trong mục tiêu cần đạt để làm cơ sở để đi vào hoạt động hình thành kiến thức.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

- Cá heo, cá voi sống trong nước nhưng phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thở vì: cá heo, cá voi hô hấp bằng phổi, do đó, chúng phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thực hiện trao đổi khí (lấy O2, thải CO2) trong không khí.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vai trò của hô hấp

a. Mục tiêu:

- Phân tích được vai trò của hô hấp ở động vật.

b. Nội dung:

- GV sử dụng kĩ thuật hỏi - đáp, yêu cầu HS quan sát hình 9.1 và đọc thông tin SGK, trả lời các câu hỏi để tìm hiểu về vai trò của hô hấp.

c. Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

1. Quá trình hô hấp ở người và Thú gồm 5 giai đoạn: thông khí (hít vào và thở ra), trao đổi khí ở phổi, vận chuyển khí O2 và CO2, trao đổi khí ở mô và hô hấp tế bào. Các giai đoạn này có liên quan mật thiết với nhau, giai đoạn này là điều kiện để giai đoạn sau diễn ra: Thông qua trao đổi khí với môi trường (thông khí, trao đổi khí ở phổi), O2 được vận chuyển đến tế bào tham gia vào quá trình trao đổi khí ở mô rồi vào tế bào để thực hiện hô hấp tế bào. Thông qua trao đổi khí ở mô, CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào được đưa vào máu rồi được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí (phổi), rồi thải ra môi trường qua động tác thở ra.

2. Cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường vì:

- Lấy O2 từ môi trường bên ngoài cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Thải CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào vào môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi sau:

Giáo án Sinh học 11 Bài 9 (Kết nối tri thức 2024): Hô hấp ở động vật (ảnh 1)

+ Phân tích mối liên quan của các giai đoạn trong quá trình hô hấp.

+ Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung về vai trò của hô hấp.

I. Vai trò của hô hấp

- Hô hấp là quá trình lấy O2 liên tục từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài.

- Đối với động vật, hô hấp có những vai trò sau:

+ Lấy O2 từ môi trường sống cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

+ Thải CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào và môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

- Quá trình hô hấp ở người và thú gồm 5 giai đoạn liên quan mật thiết với nhau: thông khí (hít vào và thở ra), trao đổi khí ở phổi, vận chuyển khí O2 và CO2, trao đổi khí ở mô và hô hấp tế bào.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các hình thức trao đổi khí

a) Mục tiêu:

- Trình bày được các hình thức trao đổi khí và giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn.

b) Nội dung:

- GV sử dụng kĩ thuật hỏi - đáp, yêu cầu HS đọc thông tin SGK và tìm hiểu về bề mặt trao đổi khí.

- GV chuẩn bị hình ảnh phóng to các đại diện của mỗi hình thức trao đổi khí. GV chia lớp thành 4 nhóm, phát tranh cho mỗi nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một hình thức trao đổi khí, đồng thời trả lời câu hỏi SGK để tìm hiểu về các hình thức trao đổi khí.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về trao đổi khí qua bề mặt cơ thể

+ Nhóm 2: Tìm hiểu trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu trao đổi khí qua mang.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu trao đổi khí qua phổi.

c. Sản phẩm:

- Phần báo cáo của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Bề mặt trao đỏi khí là gì? Nguyên lí của trao đổi khí?

- Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.

Giáo án Sinh học 11 Bài 9 (Kết nối tri thức 2024): Hô hấp ở động vật (ảnh 1)

+ Nhóm 2: Tìm hiểu trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

Giáo án Sinh học 11 Bài 9 (Kết nối tri thức 2024): Hô hấp ở động vật (ảnh 1)

+ Nhóm 3: Tìm hiểu trao đổi khí qua mang. (Hình 9.4 và 9.5)

+ Nhóm 4: Tìm hiểu trao đổi khí qua phổi. (Hình 9.6, 9.7, 9.8, 9.9)

- Sau khi tìm hiểu, lần lượt các nhóm sử dụng tranh ảnh, báo cáo trước lớp về phần tìm hiểu của nhóm mình.

- GV hướng dẫn thảo luận các câu hỏi SGK sau phần báo cáo của các nhóm.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm, thảo luận để tìm hiểu về nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi.

- GV đại diện HS các nhóm báo cáo sản phẩm học tập.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi thắc mắc cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung về các hình thức trao đổi khí.

- GV giao nhiệm vụ về nhà cho hoạt động tiếp theo.

II. Các hình thức trao đổi khí

1. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể

- Đại diện: Ruột khoang, giun dẹp,…

- Khí O2 và CO2 khuếch tán qua toàn bộ bề mặt cơ thể của các động vật này.

2. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí

- Đại diện: Côn trùng và một số chân khớp.

- Thông khí ở côn trùng là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân, phối hợp với đóng, mở các van lỗ thở. Thông khí tạo ra sự chênh lệch về phân áp khí O2 và CO2 giữa không khí và trong ống khí tận và tế bào cơ thể, nhờ đó các tế bào cơ thể thực hiện trao đổi khí O2 và CO2 với không khí.

3. Trao đổi khí qua mang

- Đại diện: thân mềm, chân khớp, cá sụn, cá xương, lưỡng cư,…

- Thông khí ở cá xương là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng và khoang mang, làm cho dòng nước giàu O2 đi qua mang theo một chiều liên tục, không bị ngắt quãng.

4. Trao đổi khí qua phổi

- Đại diện: Bò sát, chim và thú.

- Thông khí ở người là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực và thể tích phổi.

- Thông khí ở phổi chim là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích hai nhóm túi khí trước và sau.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu bệnh về hô hấp và lợi lích của luyện tập thể dục, thể thao đối với hô hấp

a) Mục tiêu:

- Tìm hiểu được các bệnh về đường hô hấp và vận dụng hiểu biết về hô hấp để phòng các bệnh về đường hô hấp.

- Giải thích được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và ô nhiễm không khí đối với hô hấp.

- Trình bày ý nghĩa của việc xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.

- Giải thích được vai trò của thể dục, thể thao đối với hô hấp.

b) Nội dung:

- GV giữ nguyên các nhóm như ở hoạt động trước, yêu cầu các nhóm về nhà tìm hiểu tài liệu, internet, hỏi bác sĩ,… về một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi, nguyên nhân gây bệnh, biện pháp phòng tránh các bệnh đó. Tiết sau báo cáo, trình bày bằng powerpoint.

- GV sử dụng kĩ thuật hỏi đáp, yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi, thảo luận để tìm hiểu về tác hại của ô nhiễm không khí và khói thuốc lá; lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao đổi với hô hấp.

c) Sản phẩm:

- Phần báo cáo của các nhóm.

- Câu trả lời của HS.

1. Sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và khói thuốc đến hô hấp và sức khỏe con người: Khói thuốc lá chứa khoảng 7000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Không khí bị ô nhiễm chứa các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm mốc và các chất khí độc hại, bụi lớn nhỏ các loại,… Do đó, khói thuốc lá và không khí ô nhiễm gây ra nhiều bệnh tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là những bệnh liên quan đến hô hấp như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng, viêm đường hô hấp,…

2. Ý nghĩa của việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,…) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có đến 7000 hóa chất độc hại, trong đó, trong đó có 69 chất gây ung thư. Khi hút thuốc lá, các chất độc tích tụ, phá hủy dần các tế bào trong cơ thể, gây nên những bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng, viêm đường hô hấp,… Đặc biệt, khói thuốc lá không chỉ gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe người hút thuốc lá mà còn gây ra những hậu quả tương tự đối với người hít phải khói thuốc lá do người khác hút. Bởi vậy, việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,…) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

.............................................

.............................................

.............................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 384 27/12/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: