Giáo án Sinh học 11 Bài 8 (Kết nối tri thức 2024): Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Với Giáo án Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật Sinh học lớp 11 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 11 Bài 8.

1 317 27/12/2023
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 8: DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Nêu được quá trình dinh dưỡng bao gồm: lấy thức ăn, tiêu hoá, hấp thụ và đồng hoá chất dinh dưỡng.

- Nêu được khái niệm tiêu hoá.

- Phân biệt được tiêu hoá ngoại bào và nội bào.

- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh),trình bày được các hình thức tiêu hóa ở động vật.

- Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào đến đa bào bậc thấp, đến đa bào bậc cao.

- Vận dụng được các hiểu biết về dinh dưỡng trong xây dựng chế độ ăn uống và các biện pháp dinh dưỡng phù hợp ở mỗi lứa tuổi và trạng thái cơ thể.

- Giải thích được vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống con người.

- Vận dụng hiểu biết về hệ tiêu hóa để phòng tránh các bệnh về tiêu hóa.

- Thực hiện tìm hiểu được các bệnh về tiêu hóa ở người và các bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng và vận dụng hiểu biết về tiêu hóa để phòng bệnh về tiêu hóa.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân khi tìm hiểu về dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật. Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao. Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đặt được các câu hỏi khác nhau về các vấn đề tìm hiểu trong bài học; biết đánh giá các tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.

- Trung thực: Có thái độ trung thực khi tìm hiểu thông tin, số liệu trong quá trình tìm hiểu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án.

- Hình ảnh các hình thức lấy thức ăn ở động vật.

- Tranh sắc màu tổng kết nội dung bài học.

- Video về tiêu hoá.

- Phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1

1. Quan sát sơ đồ kết hợp với thông tin SGK, cho biết:

Giáo án Sinh học 11 Bài 8 (Kết nối tri thức 2024): Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật (ảnh 1)

- Dinh dưỡng là …………………………………………………………………..

- Quá trình dinh dưỡng gồm 4 giai đoạn: ……………………………………….…………………………..

2. Điền tên các loài động vật: hàu, sò, rệp, nhện, ong, thằn lằn, cá chép, cá voi, đại bàng vào bảng và tích vào kiểu lấy thức ăn tương ứng.

Loài

Kiểu lấy thức ăn

Ăn lọc

Ăn hút

Ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau

Hàu

Sò

Rệp

Nhện

Ong

Thằn lằn

Cá chép

Cá voi

Đại bàng

Phiếu học tập số 2

Hoạt động nhóm đôi, quan sát tiểu phẩm và hoàn thành các nội dung sau:

Hoạt động 1. Tìm hiểu quá trình tiêu hóa của Trùng đế giày

Thứ tự đúng các giai đoạn tiêu hóa của trùng giày là:

………………………………………………………………….…

Trùng giày có hình thức tiêu hóa là nội bào hay ngoại bào ?

………………………………………………………………….…

Nhược điểm của hình thức tiêu hóa này là gì?

………………………………………………………………….…

Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm tiêu hóa của thủy tức

Chọn đáp án đúng (Đ) hoặc sai (S) trong các nhận định nói về đặc điểm tiêu hóa của Thủy tức dưới đây

Nội dung

Đáp án

Thủy tức là đại diện của ngành Ruột khoang

Cấu tạo túi tiêu hóa gồm nhiều tế bào

Túi tiêu hóa không có lỗ thông với bên ngoài

Quá trình tiêu hóa: - Thức ăn ® túi tiêu hóa® Tiêu hóa ngoại bào trong lòng túi tiêu hóa nhờ enzim trên thành túi tiết ra ® chất đơn giản hơn ® tế bào hấp thu→ tiếp tục tiêu hóa nội bào.

Hình thức tiêu hóa là ngoại bào

Hình thức tiêu hóa là ngoại bào và nội bào

Có thể tiêu hóa được những thức ăn có kích thước lớn

Thức ăn và chất thải không bị lẫn vào nhau

Hoạt động 3. Tìm hiểu quá trình tiêu hóa thức ăn ở người

Hoạt động 3.1. Điền tên các cơ quan tiêu hóa tương ứng của người vào hình vẽ sau

Giáo án Sinh học 11 Bài 8 (Kết nối tri thức 2024): Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật (ảnh 1)

Hoạt động 3.2. Hoàn thiện bảng dưới đây, bằng cách hãy tích vào các hình thức tiêu hóa có trong các cơ quan tiêu hóa và cho biết chức năng của chúng?

Bộ phận

Tiêu hóa cơ học

Tiêu hóa hóa học

Chức năng

Miệng

Thực quản

Dạ dày

Ruột non

Ruột già

2. Học sinh

- Đọc và chuẩn bị bài, tìm hiểu trước thông tin về các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

- Tiểu phẩm “Tiêu hóa ở các nhóm động vật”.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới.

- Rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh.

b. Nội dung

- Tổ chức trò chơi: “Vòng quay may mắn” gồm 6 câu hỏi trắc nghiệm có nội dung tổng kết kiến thức bài học cũ và dẫn dắt kiến thức bài mới.

c. Sản phẩm

- Đáp án của HS cho các câu hỏi trong trò chơi “Vòng quay may mắn”.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- Luật chơi: GV chia lớp học thành 2 đội, mỗi đội trả lời 3 câu hỏi tương ứng với số điểm mà các em quay được khi trả lời đúng. Trả lời sai, quyền được trao cho đội còn lại, đội còn lại trả lời đúng được cộng điểm. Sau 6 câu hỏi đội nào thắng cuộc sẽ được nhận quà.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại kiến thức kết hợp với hiểu biết thực tiễn, thảo luận, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các nhóm đưa ra câu trả lời.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, giới thiệu nội dung bài mới.

- GV dẫn dắt: Qua trò chơi Vòng quay may mắn các em đã được ôn lại kiến thức về hô hấp. Bên cạnh đó, các em cũng được nghe, nhắc đến một số món ăn nổi tiếng của nước ta. Để cảm nhận được đầy đủ giá trị của các món ăn đem lại cũng như vai trò của nó đối với con người nói riêng và thức ăn của các loài động vật nói chung, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật.

Câu 1: Nam Định nổi tiếng với món ăn nào?

A. Bánh cuốn

B. Phở bò

C. Bún chả

D. Bún đậu mắm tôm

Câu 2: Các món ăn nổi tiếng của Hà Nội?

A. Bánh cuốn, bún riêu, cơm cháy

B. Phở bò, bún thang, miến ngan

C. Bánh cuốn, chả cá, bánh cáy

D. Phở gà, bún riêu, giò

Câu 3: Quá trình nào sau đây tạo ra nhiều năng lượng nhất?

A. Hô hấp hiếu khí

B. Đường phân

C. Hô hấp kị khí

D. Lên men

Câu 4: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là?

A. Lá

B. Thân

C. Quả

D. Rễ

Câu 5: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp với cây trồng là?

A. Tạo ra sản phẩm trung gian

B. Cung cấp năng lượng chống chịu

C. Tăng khả năng chống chịu

D. Miễn dịch cho cây

Câu 6: Ninh Bình nổi tiếng với đặc sản nào?

A. Bánh cáy

B. Cơm tấm

C. Cơm cháy

D. Bánh đa

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm dinh dưỡng và quá trình lấy thức ăn

a. Mục tiêu:

- Nêu được quá trình dinh dưỡng bao gồm: lấy thức ăn, tiêu hoá, hấp thụ và đồng hoá chất dinh dưỡng.

b. Nội dung:

- HS tham gia hoạt động nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 1 đưa ra khái niệm dinh dưỡng và các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng.

c. Sản phẩm:

- Đáp án phiếu học tập 1.

Phiếu học tập số 1

1. Quan sát sơ đồ kết hợp với thông tin SGK, cho biết:

Giáo án Sinh học 11 Bài 8 (Kết nối tri thức 2024): Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật (ảnh 1)

- Dinh dưỡng là quá trình lấy chất dinh dưỡng cần thiết dưới dạng thức ăn và tổng hợp thành chất sống trong cơ thể, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

- Quá trình dinh dưỡng gồm 4 giai đoạn: lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng hóa các chất.

2. Điền tên các loài động vật: hàu, sò, rệp, nhện, ong, thằn lằn, cá chép, cá voi, đại bàng vào bảng và tích vào kiểu lấy thức ăn tương ứng.

Loài

Kiểu lấy thức ăn

Ăn lọc

Ăn hút

Ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau

Hàu

×

Sò

×

Rệp

×

Nhện

×

Ong

×

Thằn lằn

×

Cá chép

×

Cá voi

×

Đại bàng

×

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1: quan sát, đưa ra khái niệm dinh dưỡng và các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng.

- GV giới thiệu ở động vật có 3 cách lấy thức ăn, yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về các loài động vật sau và sắp xếp chúng vào các cách lấy thức ăn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, thảo luận và đưa ra đáp án.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS treo bảng kết quả của nhóm ngay tại vị trí và thuyết trình.

Bước 4: Kết quả, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. Quá trình dinh dưỡng

- Dinh dưỡng là quá trình lấy chất dinh dưỡng cần thiết dưới dạng thức ăn và tổng hợp thành chất sống trong cơ thể, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

- Quá trình dinh dưỡng gồm 4 giai đoạn: lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng hóa các chất.

1. Lấy thức ăn

a. Ăn lọc

- Lọc nước qua bộ phận chuyên hóa để lấy thức ăn.

- Đại diện: Trai, hến,…

b. Ăn hút

- Thức ăn lấy vào bằng cách hút dịch lỏng từ cơ thể thực vật hoặc động vật.

- Đại diện: muỗi,…

c. Ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau

- Có nhiều cách lấy thức ăn khác nhau

- Đại diện: Hổ xé thịt bằng răng, khỉ dùng chi trước lấy thức ăn đưa vào miệng,…

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tiêu hóa thức ăn

.............................................

.............................................

.............................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 317 27/12/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: