Giáo án Sinh học 11 Bài 4 (Kết nối tri thức 2024): Quang hợp ở thực vật

Với Giáo án Bài 4: Quang hợp ở thực vật Sinh học lớp 11 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 11 Bài 4.

1 134 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Sinh học 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Quang hợp ở thực vật

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 4: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp. Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật.

- Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng.

- Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học (ATP và NADPH).

- Nêu được các con đường đồng hóa carbon trong quang hợp. Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

- Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) đối với cây và đối với sinh giới.

- Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp.

- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.

- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tự tìm hiểu về quang hợp ở thực vật. Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp, tự nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân trong quá trình học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi, tham gia hoạt động nhóm và sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt các nội dung về vai trò của quang hợp, hệ sắc tố quang hợp, quá trình quang hợp ở thực vật, ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quang hợp; mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng. Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân và các thành viên trong nhóm.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về quang hợp ở thực vật.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Nhân ái: Có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, SGV, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.

- Các hình ảnh trong SGK; sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.

- Các phiếu học tập.

- Giấy A3/A4.

Phiếu học tập số 1

1. Đọc thông tin SGK trang 28 – 29 và quan sát hình 4.2, 4.3 để hoàn thành bảng so sánh sự khác nhau giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật C3:

Tiêu chí

Pha sáng

Pha tối

Vị trí

Điều kiện xảy ra

Nguyên liệu và năng lượng

Sản phẩm tạo thành

Vai trò trong chuyển hóa năng lượng

2. Tại sao lại gọi là thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM?

……………………………………………………………………………

Phiếu học tập số 2

1. Trình bày các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp và giải thích cơ sở khoa học.

Yếu tố

Cơ sở khoa học

Ánh sáng

Khí CO2

Nhiệt độ

2. Tại sao trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao thì không nên trồng với mật độ quá dày?

…………………………………………………………………………………

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung:

- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:

+ Nguồn thức ăn và nguồn oxygen góp phần duy trì sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu?

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Nguồn thức ăn và nguồn oxygen góp phần duy trì sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

- Nguồn thức ăn và nguồn oxygen góp phần duy trì sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ quá trình quang hợp của các sinh vật quang tự dưỡng.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái quát về quang hợp

a) Mục tiêu:

.............................................

.............................................

.............................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 134 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: