Giáo án điện tử Toán lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 9: Luyện tập chung trang 31
Với Giáo án PPT Bài 9: Luyện tập chung trang 31 Toán lớp 4 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử hay POWERPOINT Toán lớp 4 Bài 9.
Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 4 Kết nối tri thức bản PPT (cả năm) đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài giảng điện tử Toán lớp 4 Bài 9: Luyện tập chung trang 31
................................
................................
................................
Giáo án Toán lớp 4 Bài 9: Luyện tập chung trang 31
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Củng cố sử dụng đơn vị đo góc
- Củng cố nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
- Thực hiện được thao tác đo góc, nhận biết được góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt.
- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến đơn vị đo góc và nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt
2. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp toán học: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ.
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
TIẾT 1: LUYỆN TẬP |
|
1. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. - Thực hành tạo góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt b. Cách thức tiến hành: |
|
- GV tổ chức cho HS hoạt động “Thực hành tạo góc”: + GV chuẩn bị 2 tờ giấy hình tròn, có màu sắc, kích thước khác nhau + Cắt dọc bán kính mỗi tờ giấy một đường (xem hình thứ nhất và thứ hai) + Lồng 2 tờ giấy vào nhau theo đường vừa cắt (xem hình thứ ba) + Xoay tờ giấy bên trong để tạo thành các góc nhọn, vuông tù và bẹt (như trong hình thứ ba là xoay thành góc 90o)
- GV mời đại diện vài HS lên tạo kiểu góc theo yêu cầu - GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt HS vào bài học: “Bài 9: Luyện tập chung – Tiết 1: Luyện tập". |
- HS tích cực tham gia hoạt động thực hành tạo góc.
- HS lắng nghe |
2. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng đo góc, qua đó củng cố kĩ năng sử dụng các dụng cụ toán học - Củng cố kĩ năng sử dụng thước đo góc để đo góc, qua đó củng cố kĩ năng sử dụng công cụ toán học - Củng cố kĩ năng đo góc của HS b. Cách thức tiến hành: |
|
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Đo rồi nêu số đo của các góc sau:
- GV yêu cầu HS cá nhân quan sát, đọc tên góc, đo góc rồi nêu số đo góc. - GV đặt câu hỏi: + Trong các góc các em vừa đo, góc bẹt có số đo bao nhiêu độ? + Góc nhọn có số đo bao nhiêu độ? + Góc tù có số đo bao nhiêu độ? - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Dùng thước đo góc để tìm số đo của các góc
a) Góc đỉnh S; cạnh ST, SD b) Góc đỉnh D; cạnh DS, DL c) Góc đỉnh G; cạnh GS, GL d) Góc đỉnh L; cạnh LG, LC - GV yêu cầu HS sử dụng thước đo góc để đo các góc trong hình theo yêu cầu. - GV chữa bài, mỗi góc mời 1 HS nêu số đo - GV đặt thêm yêu cầu tìm cặp góc bằng nhau trong số các góc vừa đo. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Chọn câu trả lời đúng Bạn Rô-bốt vẽ góc đỉnh O; cạnh OM, ON có số đo 60o và góc đỉnh O; cạnh ON, OP có số đo 90o để tạo thành góc đỉnh O; cạnh OM, OP. Hỏi hình nào sau đây là hình Rô-bốt đã vẽ?
- GV cho HS dùng thước đo góc kiểm tra số đo các góc từ đó tìm ra hình Rô – bốt vẽ - GV dẫn dắt HS khám phá thêm ý niệm cộng góc (cụ thể số đo của góc đỉnh O; cạnh OM, OP bằng tổng sô đo của góc đỉnh O; cạnh OM, ON và góc đỉnh O; cạnh ON, OP) bằng cách đặt thêm yêu cầu tìm số đo góc đỉnh O; cạnh OM, OP. |
- Kết quả: + Góc vuông đỉnh O, cạnh OA và OB bằng 90o + Góc bẹt đỉnh I, cạnh IM và IN bằng 180o + Góc tù đỉnh E, cạnh EC và ED bằng 120o + Góc nhọn đỉnh K, cạnh KG và KP bằng 60o
- Kết quả: a) Góc đỉnh S; cạnh ST, SD bằng 90o b) Góc đỉnh D; cạnh DS, DL bằng 90o c) Góc đỉnh G; cạnh GS, GL bằng 120o d) Góc đỉnh L; cạnh LG, LC bằng 120o
- HS thực hiện bài tập theo yêu cầu của GV
- Kết quả: Dùng thước đo góc để kiểm tra ta thấy: Hình B có góc đỉnh O, cạnh OM, ON bằng 60o và góc đỉnh O; cạnh ON, OP bằng 90o Vậy hình Rô-bốt vẽ là hình B. - HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV |
................................
................................
................................
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 - 2025 (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán lớp 4 Cánh diều
- Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
- Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo