Giáo án điện tử Toán lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng

Với Giáo án PPT Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng Toán lớp 4 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử hay POWERPOINT Toán lớp 4 Bài 20.

1 280 06/02/2024
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 4 Kết nối tri thức bản PPT (cả năm) đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài giảng điện tử Toán lớp 4 Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng

Giáo án điện tử Toán lớp 4 Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng | PPT Toán lớp 4 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Toán lớp 4 Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng | PPT Toán lớp 4 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Toán lớp 4 Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng | PPT Toán lớp 4 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Toán lớp 4 Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng | PPT Toán lớp 4 Kết nối tri thức

Giáo án điện tử Toán lớp 4 Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng | PPT Toán lớp 4 Kết nối tri thức

................................

................................

................................

Giáo án Toán lớp 4 Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- Củng cố sử dụng, chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích và thời gian trong các tình huống thực tế (Năng lực giải quyết vấn đề)

- Biết ước lượng và tính diện tích của bề mặt một số đồ vật trong thực tế. (Năng lực giải quyết vấn đề)

- HS được củng cố về nhận diện mệnh giá tiền, tính toán và đổi tiền qua hoạt động trò chơi. (Năng lực thực hành, năng lực giao tiếp toán học).

2. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.

- Hình vẽ ở phần Khám phá, các hình có trong bài.

- Máy tính, máy chiếu.

- Cân đồng hồ (loại cân được từ ít nhất 30 kg trở lên)

- Video về cách dùng cân đồng hồ (có trong bài) và một số loại cân khác (cân đĩa, cân điện tử)

- Bài 3 tiết 2 yêu cầu sử dụng các tấm bìa cứng in hình tờ tiền. Nếu không có, có thể chuẩn bị giấy để ghi số tiền.

2. Đối với học sinh

- SHS.

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

TIẾT 1: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

GV viết một bài toán lên bảng.

Ví dụ: So sánh.

a. 4 tạ 36 kg ? 300 kg

b. 21 m2 ? 2100 dm2

- GV mời 2 HS lên bảng giải bài.

- GV có thể yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đổi đơn vị từ tạ sang ki-lô-gam, từ m2sang dm2

- GV tuyên dương HS làm tốt.

- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc lại các đơn vị đo. Cô trò mình sau đây sẽ cùng luyện tập các kiến thức này trong “Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng – Tiết 1: Thực hành và trải nghiệm

- HS giơ tay lên bảng giải bài.

- Kết quả:

a. 4 tạ 36 kg > 300 kg

b. 21 m2 = 2100 dm2

- HS hình thành động cơ học tập.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đọc cân nặng trên đồng hồ, củng cố kĩ năng chuyển đổi và tính toán các đơn vị đo khối lượng; kĩ năng tính diện tích; tính toán, so sánh với đơn vị thời gian giây, phút.

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Dưới đây là các nguyên liệu được sử dụng trong buổi triển lãm.

Giáo án Toán lớp 4 Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng | Kết nối tri thức

a) Chọn câu trả lời đúng.

Cát mịn cân nặng là:

A. 5 tấn

B. 5 tạ

C. 5 yến

D. 2 yến

b) Tổng cân nặng của than hoạt tính, sỏi và cát hạt lớn có đủ 1 tạ không?

- GV cho HS hoạt động nhóm 4-5 người.

- GV giới thiệu về các vật liệu dùng để làm các lớp lọc trong chai lọc nước xuất hiện trong bài.

- GV cho HS đọc số đo cân nặng của mỗi hộp vật liệu theo ki-lô-gam.

- GV gợi ý: Ở câu a, HS cần đổi cân nặng của cát mịn từ ki-lô-gam sang yến. Ở câu b, HS cần tính tổng cân nặng của than hoạt tính, sỏi và cát hạt lớn theo ki-lô-gam rồi đổi sang đơn vị tạ.

- GV mời 1 HS trình bày kết quả và chữa bài.

- GV có thể chiếu video về cách sử dụng cân đồng hồ, hoặc hình minh họa cân đồng hồ thật. Khi minh họa, GV chọn những vật có cân nặng trên 1 yến như chồng sách, cặp sách đựng đầy sách vở,…

Giáo án Toán lớp 4 Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng | Kết nối tri thức

https://www.youtube.com/watch?v=T30ColA9OhI

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Chọn câu trả lời đúng.

Dưới mỗi chai lọc nước người ta đặt một tấm bìa hình vuông cạnh 3 dm. Diện tích mỗi tấm bìa là:

A. 9 mm2

B. 9 cm2

C. 9 dm2

D. 9 m2

Giáo án Toán lớp 4 Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng | Kết nối tri thức

- GV cho HS làm bài cá nhân.

- GV mời một số HS chọn đáp án.

- GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV cho HS thực hành bằng cách phát cho HS những tấm bìa hình vuông với kích thước khác nhau và yêu cầu HS tính diện tích tấm bìa mình nhận được.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

Thời gian để lọc được 500 ml nước của các chai lọc nước là:

Chai A: 250 giây

Chai B: 4 phút

Chai C: 3 phút 50 giây

Hỏi trong ba chai đó, chai nào cần ít thời gian nhất để lọc được 500 ml nước?

- GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài, rồi làm bài cá nhân.

- GV gợi ý HS đổi các số liệu trong bài về cùng đơn vị là giây và so sánh.

- GV mời HS giơ tay phát biểu đổi đơn vị, so sánh và kết luận chai nào cần ít thời gian lọc nhất.

- GV chữa bài.

- GV có thể cho HS thực hành bằng cách tập căn giờ với đồng hồ bấm giờ, chẳng hạn yêu cầu HS bấm đúng 20 giây hoặc 30 giây. HS có thể thực hành theo nhóm để tự điều chỉnh và đánh giá kết quả cho nhau.

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4

Về nhà, em hãy thử làm một chai lọc nước tương tự như hình ở bài 2. Lưu ý đục lỗ ở nắp chai trước khi đổ lần lượt cát min, cát hạt to, than hoạt tính và sỏi. Trong đó cứ 3 thìa cát mịn thì đổ 3 thìa cát hạt to, 1 thìa than hoạt tính, 1 thìa sỏi. Nếu không có than hoạt tính em có thể chỉ cần dùng cát mịn, cát hạt to và sỏi. Sau khi hoàn thành, em thử lọc 100 ml nước xem hết bao nhiêu giây nhé!

- GV có thể cho HS thực hành ngay trên lớp hoặc về nhà.

- GV lưu ý HS làm chai lọc nước có thể chỉ cần dùng cát và sỏi cùng với lớp bông hoặc vải lót dưới cùng là đủ.

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

a) Chọn C

b) Có đủ 1 tạ.

- HS chú ý nghe.

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

Diện tích mỗi tấm bìa hình vuông:

3 x 3 = 9 (dm2)

→ Chọn C

- HS hoàn thành theo yêu cầu.

- Kết quả:

Đổi:

Chai A: 250 giây

Chai B: 4 phút = 240 giây

Chai C: 3 phút 50 giây = 230 giây

→ Chai C cần ít thời gian nhất.

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

................................

................................

................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 280 06/02/2024
Mua tài liệu