Giải Vật lí 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Moment lực. Cân bằng của vật rắn
Với giải bài tập Vật lí 10 Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 10 Bài 21.
Giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn
Tác dụng của dụng cụ này thay đổi thế nào nếu ta tăng độ lớn của lực hoặc sử dụng cờ lê dài hơn?
Lời giải:
Nếu ta tăng độ lớn của lực hoặc sử dụng cờ lê dài hơn thì sẽ siết chặt ốc dễ dàng hơn, nhanh hơn.
I. Moment lực
Câu hỏi 1 trang 83 Vật Lí 10: Mô tả thao tác dùng búa để nhổ đinh.
Lời giải:
Thao tác dùng búa để nhổ đinh: Đặt búa như hình vẽ bên dưới, cán búa dựng thẳng đứng, đầu đóng đinh nằm trên mặt nằm ngang, điều chỉnh đầu búa sao cho cây đinh kẹp ở giữa hai khe của đầu nhổ đinh. Dùng tay nắm chặt cán búa, dùng lực để kéo cán búa về phía mình, tạo lực kéo cây đinh lên.
Lời giải:
- Lực nên đặt vào điểm cuối cùng của cán búa (điểm xa đầu nhổ đinh nhất) để nhổ đinh được dễ dàng.
- Khi đó cánh tay đòn (d) của lực lớn nhất.
Câu hỏi 3 trang 83 Vật Lí 10: Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc những yếu tố nào?
Lời giải:
Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Độ lớn của lực.
+ Cánh tay đòn của lực.
2. Tính moment lực ứng với mỗi tình huống trong Hình 21.2.
Lời giải:
1. Hình 21.2a thước OA quay theo chiều kim đồng hồ.
Hình 21.2b thước OA quay ngược chiều kim đồng hồ.
2. Đổi đơn vị: 50 cm = 0,5 m
- Moment lực trong Hình 21.2a: M = F.d = 4.0,5 = 2 N.m.
- Moment lực trong Hình 21.2b: M = F.d = 2.0,5.cos 20o0,94 N.m.
II. Quy tắc moment lực
Câu hỏi 1 trang 84 Vật Lí 10: Nếu bỏ lực thì đĩa quay theo chiều nào?
Lời giải:
Nếu bỏ lực thì đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ, do đĩa chịu tác dụng làm quay của lực gây ra.
Câu hỏi 2 trang 84 Vật Lí 10: Nếu bỏ lực thì đĩa quay theo chiều nào?
Lời giải:
Nếu bỏ lực thì đĩa quay theo chiều kim đồng hồ, do đĩa chịu tác dụng làm quay của lực gây ra.
Câu hỏi 3 trang 84 Vật Lí 10: Khi đĩa cân bằng lập tích F1.d1 và F2.d2 rồi so sánh.
Lời giải:
Coi bán kính của vòng tròn nhỏ nhất là 1m, khối lượng của 1 quả nặng là 1kg.
Từ hình vẽ ta thấy d1 = 2m, d2 = 6m, F1 = 3P = 30 (N), F2 = 1P = 10 (N)
Khi đĩa cân bằng, ta có F1.d1 = 30.2 = 60, F2.d2 = 10.6 = 60.
Vậy có F1.d1 = F2.d2.
a) Sử dụng kiến thức về momnet lực giải thích vì sao chiếc bập bênh đứng cân bằng.
Lời giải:
a) Chiếc bập bênh có thể đứng cân bằng vì moment lực do bé trai tác dụng làm bập bênh có xu hướng quay ngược chiều kim đồng hồ bằng với momen lực do bé gái tác dụng làm bập bênh có xu hướng quay cùng chiều kim đồng hồ.
b) Để bập bênh cân bằng, tổng các moment lực tác dụng lên bập bênh phải bằng 0.
Chọn chiều dương là chiều quay cùng chiều kim đồng hồ ta có:
Vậy để bập bênh cân bằng thì khoảng cách d1 phải bằng 1,5 m.
III. Ngẫu lực
IV. Điều kiện cân bằng tổng quát của vật rắn
- Khi thay đổi lực nâng ta thấy thước quay quanh trục nào?
Lời giải:
Khi thay đổi lực nâng ta thấy thước quay quanh trục đi qua đầu A.
Khi thước đang đứng yên ở vị trí như Hình 21.7, ta có thể áp dụng quy tắc moment lực được.
Ta có:
Từ đó có thể tính được độ lớn của lực F cần thiết để giữ cho thanh cân bằng.
Gợi ý: Chọn đầu A của thanh để viết quy tắc moment
Lời giải:
Phân tích lại lực tác dụng vào thanh:
Chọn trục quay đi qua A. Như vậy các lực làm thanh quay gồm: Trọng lực và phản lực của tường lên thanh, lực ma sát tại đầu B là . Áp dụng quy tắc moment cho trục quay đi qua A để cho thanh cứng cân bằng có:
a) Viết điều kiện cân bằng thứ nhất.
b) Viết điều kiện cân bằng thứ hai đối với trục quay A.
Lời giải:
Phân tích lại lực tác dụng vào thanh:
a) Điều kiện cân bằng thứ nhất là: Tổng các lực tác dụng lên thanh cứng bằng 0.
Chiếu xuống hệ trục tọa độ Oxy:
b) Điều kiện cân bằng thứ hai đối với trục quay A là: Tổng các moment lực tác dụng lên thanh cứng đối với trục quay A bằng 0
Em có thể trang 85 Vật Lí 10: Giải thích được sự cân bằng moment trong Hình 21.9.
Lời giải:
Hình 21.9 mô tả cấu trúc bên trong của một cánh tay người đang giữ một vật nặng.
- Búi cơ thực hiện một lực hướng lên. Lực của búi cơ tác dụng làm cánh tay quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục quay là khớp khuỷu tay qua O.
- Trọng lực của vật nặng hướng xuống dưới. Trọng lực của vật làm cẳng tay quay theo chiều kim đồng hồ quanh trục quay qua O.
Tay ta giữ được vật nặng vì moment của lực tác dụng bởi búi cơ bằng với moment lực gây ra bởi trọng lượng của vật nặng đối với khớp khuỷu tay qua O.
Lý thuyết Moment lực. Cân bằng của vật rắn
I. Moment lực
1. Tác dụng làm quay của lực
- Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực kí hiệu d
Ví dụ: Cánh tay đòn d là khoảng cách từ vị trí điểm tì của búa đến phương tác dụng lực bàn tay lên cán búa.
2. Moment lực
- Moment lực đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
- Đơn vị của moment lực là Niutơn mét (N.m)
II. Quy tắc moment lực
1. Thí nghiệm
Dùng một đĩa tròn có trục quay đi qua tâm O, trên mặt đĩa có những lỗ dùng để treo những quả cân
Tác dụng vào đĩa những lực và nằm trong mặt phẳng của đĩa sao cho đĩa đứng yên.
Khi đó moment của lực đã cân bằng với moment của lực
Về độ lớn ta có
2. Quy tắc moment lực (điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định)
- Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momet lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Nếu chọn một chiều quay làm chiều dương thì điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là: Tổng các moment lực tác dụng tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng 0.
Thanh bập bênh ở trạng thái cân bằng, tổng moment bằng không
III. Ngẫu lực
1. Ngẫu lực là gì?
Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng đặt vào một vật.
Ngẫu lực tác dụng lên một vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.
Các cặp lực và tạo thành một ngẫu lực
2. Moment của ngẫu lực
Vì hai lực và đều làm cho vật quay theo một chiều nên moment của ngẫu lực M được xác định
hay
Trong đó
+ F: là độ lớn của mỗi lực
+ d: là khoảng cách giữa hai giá của lực, gọi là cánh tay đòn của lực
IV. Điều kiện cân bằng tổng quát của vật rắn
Điều kiện cân bằng của một vật rắn là:
+ Tổng các lực tác dụng lên vật bằng 0
+ Tổng các moment lực tác dụng lên vật đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay bằng 0 (nếu chọn một chiều quay làm chiều dương).
Ví dụ: Xét một thanh cứng tựa vào tường
+ Điều kiện cân bằng thứ nhất là tổng các lực tác dụng lên vật bằng 0
+Điều kiện cân bằng thứ hai đối với trục quay A
( vì và đều là hai lực đi qua trục quay A nên chúng có cánh tay đòn bằng 0)
Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 22: Thực hành: Tổng hợp lực
Bài 23: Năng lượng. Công cơ học
Bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng
Xem thêm tài liệu Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - KNTT
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức