Lý thuyết Moment lực. Cân bằng của vật rắn - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Vật Lí 10.

1 13,381 16/08/2023
Tải về


Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn.

A. Lý thuyết Moment lực. Cân bằng của vật rắn

I. Moment lực

1. Tác dụng làm quay của lực

- Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực kí hiệu d

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ví dụ: Cánh tay đòn d là khoảng cách từ vị trí điểm tì của búa đến phương tác dụng lực bàn tay lên cán búa.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Moment lực

- Moment lực đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.

M = F. d

- Đơn vị của moment lực là Niutơn mét (N.m)

II. Quy tắc moment lực

1. Thí nghiệm

Dùng một đĩa tròn có trục quay đi qua tâm O, trên mặt đĩa có những lỗ dùng để treo những quả cân

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tác dụng vào đĩa những lực F1 và F2 nằm trong mặt phẳng của đĩa sao cho đĩa đứng yên.

Khi đó moment của lực F1 đã cân bằng với moment của lực F2

Về độ lớn ta có F1.d1= F2.d2

2. Quy tắc moment lực (điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định)

- Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momet lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

- Nếu chọn một chiều quay làm chiều dương thì điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là: Tổng các moment lực tác dụng tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng 0.

M=0

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Thanh bập bênh ở trạng thái cân bằng, tổng moment bằng không

III. Ngẫu lực

1. Ngẫu lực là gì?

Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng đặt vào một vật.

Ngẫu lực tác dụng lên một vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Các cặp lực F1 và F2 tạo thành một ngẫu lực

2. Moment của ngẫu lực

Vì hai lực F1 và F2 đều làm cho vật quay theo một chiều nên moment của ngẫu lực M được xác định

M = F1.d1 + F2.d2 hay M = F.d

Trong đó

+ F: là độ lớn của mỗi lực

+ d: là khoảng cách giữa hai giá của lực, gọi là cánh tay đòn của lực

IV. Điều kiện cân bằng tổng quát của vật rắn

Điều kiện cân bằng của một vật rắn là:

+ Tổng các lực tác dụng lên vật bằng 0

+ Tổng các moment lực tác dụng lên vật đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay bằng 0 (nếu chọn một chiều quay làm chiều dương).

Ví dụ: Xét một thanh cứng tựa vào tường

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Điều kiện cân bằng thứ nhất là tổng các lực tác dụng lên vật bằng 0

NA+NB+Fmsn+P=0

+Điều kiện cân bằng thứ hai đối với trục quay A

P.12h2+d2NB.h=0

( vì NA và  Fmsn đều là hai lực đi qua trục quay A nên chúng có cánh tay đòn bằng 0)

B. Trắc nghiệm Moment lực. Cân bằng của vật rắn

Câu 1: Cánh tay đòn của lực bằng

A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.

B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.

C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.

Đáp án đúng: C

Cánh tay đòn của lực bằng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực

Câu 2: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi

A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay

B. lực có giá song song với trục quay

C. lực có giá cắt trục quay

D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay

Đáp án đúng: D

Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay

Câu 3: Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng moment lực tác dụng lên vật có giá trị

A. bằng không.

B. luôn dương.

C. luôn âm.

D. khác không.

Đáp án đúng: A

Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng moment lực tác dụng lên vật bằng không. Hay nói cách khác tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay cùng chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các moment lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

Câu 4: Đơn vị của moment lực M = F.d là

A. m/s.

B. N.m.

C. kg.m.

D. N.kg.

Đáp án đúng: B

Đơn vị của momen lực là N.m

Do trong hệ SI, lực có đơn vị là N, cánh tay đòn có đơn vị là m.

Câu 5: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là

A. 200 N.m.

B. 200 N/m.

C. 2 N.m.

D. 2 N/m.

Đáp án đúng: C

M=F.d=10.0,2=2N.m

Câu 6: Thanh AB đồng chất, tiết diện đều, trọng lượng 6N, có đầu A tì vào sàn nhà nằm ngang, đầu B được giữ bởi một lò xo BC, độ cứng k = 250 N/m, theo phương thẳng đứng như hình 4. Độ dãn của lò xo khi thanh cân bằng là

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án): Moment lực. Cân bằng của vật rắn

A. 4,8 cm.

B. 1,2 cm.

C. 3,6 cm.

D. 2,4 cm.

Đáp án đúng: B

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án): Moment lực. Cân bằng của vật rắn

Sử dụng quy tắc momen lực, thanh cân bằng khi:

MP=MFdhP.d1=Fdh.d2

P.AB2cosα=Fdh.AB.cosα

Fdh=k.Δl=P2Δl=P2k=62.250=0,012m=1,2cm

Câu 7: Một thanh cứng AB, dài 7 m, có khối lượng không đáng kể, có trục quay O, hai đầu chịu 2 lực F1 và F2. Cho F1 = 50 N ; F2 = 200 N và OA = 2 m. Đặt vào thanh một lực F3 hướng lên và có độ lớn 300 N để cho thanh nằm ngang. Hỏi khoảng cách OC ?

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án): Moment lực. Cân bằng của vật rắn

A. 1 m.

B. 2 m.

C. 3 m.

D. 4 m.

Đáp án đúng: C

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án): Moment lực. Cân bằng của vật rắn

Điều kiện để thanh cân bằng là: MF1+MF3=MF2F1.OA+F3.OC=F2.OB

OC=F2.OBF1.OAF3=200.550.2300=3m

Câu 8: Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F vào đầu trên của tấm gỗ (vuông góc với tấm gỗ) để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc a = 30°. Độ lớn lực F bằng

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án): Moment lực. Cân bằng của vật rắn

A. 86,6 N.

B. 100 N

C. 50 N.

D. 50,6 N.

Đáp án đúng: A

Điều kiện để thanh cân bằng: MP=MFP.l2cos30o=F.lF=P2cos30o=2002cos30o=86,6N

Câu 9: Có đòn bẩy như hình vẽ. Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Chiều dài đòn bẩy dài 50 cm. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Vậy đầu B của đòn bẩy phải treo một vật khác có trọng lượng là bao nhiêu để đòn bẩy cân bằng như ban đầu?

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án): Moment lực. Cân bằng của vật rắn

A. 15 N.

B. 20 N.

C. 25 N.

D. 30 N

Đáp án đúng: B

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án): Moment lực. Cân bằng của vật rắn

Điều kiện để thanh cân bằng: MPA=MPBPA.OA=PB.OB

PB=PA.OAOB=30.2030=20N

Câu 10: Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng một lực F= 100 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Lực cản của gỗ tác dụng vào đinh bằng

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án): Moment lực. Cân bằng của vật rắn

A. 500 N.

B. 1000 N.

C. 1500 N.

D. 2000 N.

Đáp án đúng: B

Để nhổ được cây đinh lên thì: Fc.d1=F.d2Fc=F.d2d1=100.202=1000N

Xem thêm lý thuyết Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 23: Năng lượng. Công cơ học

Lý thuyết Bài 24: Công suất

Lý thuyết Bài 25: Động năng, thế năng

Lý thuyết Bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

Lý thuyết Bài 27: Hiệu suất

1 13,381 16/08/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: