Giải Vật lí 10 Bài 23 (Kết nối tri thức): Năng lượng. Công cơ học
Với giải bài tập Vật lí 10 Bài 23: Năng lượng. Công cơ học sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 10 Bài 23.
Giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 23: Năng lượng. Công cơ học
- Có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào?
- Động tác nào có thực hiện công, không thực hiện công?
Lời giải:
Từ vị trí (1) sang vị trí (2) và từ (2) sang (3): vận động viên đã truyền và chuyển hóa năng lượng cho vật bằng cách thực hiện công.
Từ vị trí (3) sang (4) năng lượng của người được truyền và chuyển hóa thành thế năng để giữ cho tạ đứng yên ở vị trí này. Quá trình này lực nâng không thực hiện công vì tạ không bị dịch chuyển.
I. Năng lượng
Lời giải:
Khi đun nước bằng ấm điện có các quá trình:
- Điện năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng để làm nóng và đun sôi nước.
- Một phần điện năng chuyển hóa thành năng lượng âm thanh (nước sôi phát ra âm thanh)
Lời giải:
Khi xoa hai tay vào nhau cho nóng thì cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm ấm tay.
Lời giải:
- Quả bóng không nảy lên tới độ cao ban đầu vì một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng khi bóng va chạm với mặt đất. Còn hiện tượng nữa xảy ra với quả bóng là quả bóng bị nóng lên, khi va chạm với mặt đất phát ra âm thanh nên có một phần cơ năng chuyển hóa thành năng lượng âm.
- Hiện tượng trên vẫn tuân thủ định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng chỉ truyền và chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
Lời giải:
Khi bắn pháo hoa, hóa năng đã chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng.
a) Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
b) Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
c) Quang năng chuyển hóa thành điện năng.
d) Quang năng chuyển hóa thành hóa năng.
Lời giải:
a. Ví dụ điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng: bếp điện, bàn là, lò vi sóng, nồi cơm điện,...
b. Ví dụ nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng: nhà máy nhiệt điện (đốt nhiên liệu để làm quay tuabin tạo ra điện),...
c. Ví dụ quang năng chuyển hóa thành điện năng: pin Mặt Trời,...
d. Ví dụ quang năng chuyển hóa thành hóa năng: cây xanh dùng ánh sáng Mặt Trời để quang hợp,...
II. Công cơ học
Lời giải:
- Hình 23.3a: Khi động cơ điện hoạt động, tạo ra lực tác dụng làm cho vật nặng chuyển động từ dưới đất lên trên cao tức là vật nặng đã thay đổi trạng thái chuyển động. Do đó, động cơ điện đã truyền năng lượng cho vật nặng bằng cách thực hiện công.
- Hình 23.3b: Khi đốt cháy hỗn hợp xăng và không khí trong xilanh tạo ra lực đẩy pittông chuyển động nên pittông đã thay đổi trạng thái chuyển động. Do đó, hỗn hợp xăng và không khí trong xilanh đã truyền năng lượng cho pittông bằng cách thực hiện công.
Câu hỏi 1 trang 93 Vật Lí 10: Hãy trả lời câu hỏi ở phần khởi động.
- Có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào?
- Động tác nào có thực hiện công, không thực hiện công?
Lời giải:
- Khi vận động viên nâng tạ có sự truyền và chuyển hóa năng lượng từ người sang tạ, tạ được nâng lên cao nên người đã truyền năng lượng thành thế năng của quả tạ.
- Quá trình nâng tạ có thực hiện công là: 1 – 2 – 3. Quá trình nâng tạ không thực hiện công là: 3 – 4.
Lời giải:
Quá trình trên không phải là quá trình thực hiện công. Đó là quá trình truyền năng lượng thông qua “truyền nhiệt”.
c) Ô tô chạy trên đường nằm ngang.
Lời giải:
a) Trọng lực thực hiện công phát động. Vì thành phần của lên phương chuyển động cùng chiều với chiều chuyển động.
b) Trọng lực thực hiện công cản. Vì thành phần của lên phương chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động, làm cản trở chuyển động của ô tô.
c) Trọng lực không thực hiện công. Vì trọng lực vuông góc với phương chuyển động.
Lời giải:
Công của lực đó khi hòm trượt đi được 29 m:
- Chế tạo được mô hình đơn giản minh họa định luật bảo toàn năng lượng.
Lời giải:
- HS tự chế tạo mô hình. Có thể chế tạo mô hình con lắc đơn.
Treo vật vào một sợi dây không dãn, một đầu sợi dây được gắn cố định. Kích thích cho con lắc dao động ta thấy ở vị trí cao nhất con lắc có thế năng cực đại, động năng bằng 0. Ở vị trí thấp nhất con lắc có động năng cực đại, thế năng bằng không. Như vậy trong quá trình chuyển động, động năng và thế năng luôn được chuyển hóa lẫn nhau nhưng tổng thế năng và động năng (tức năng lượng) luôn được bảo toàn (bỏ qua ma sát).
- Giải thích:
+ Khi một vật chuyển động lên dốc, công của trọng lực là công cản. Vì thành phần của lên phương chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động, làm cản trở chuyển động của vật.
+ Khi một vật chuyển động xuống dốc, công của trọng lực là công phát động. Vì thành phần của lên phương chuyển động cùng chiều với chiều chuyển động.
+ Khi một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, trọng lực không thực hiện công. Vì trọng lực vuông góc với phương chuyển động.
Lý thuyết Năng lượng. Công cơ học
I. Năng lượng
- Mọi hiện tượng xảy ra trong tự nhiên đều cần có năng lượng dưới các dạng khác nhau: cơ năng, hóa năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm thanh…
- Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Sơ đồ thí nghiệm minh họa định luật bảo toàn năng lượng
Thí nghiệm cho thấy cơ năng của vật giảm đi bao nhiêu thì nhiệt năng của nước tăng lên bấy nhiêu. Điều đó chứng tỏ, trong quá trình truyền năng lượng từ vật này sang vật khác, chuyển hóa năng lượng từ dạng này dạng khác, năng lượng luôn được bảo toàn.
II. Công cơ học
1. Thực hiện công
- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác. Việc truyền năng lượng cho vật bằng cách tác dụng lực lên vật làm thay đổi trạng thái chuyển động được gọi là thực hiện công cơ học (gọi tắt là thực hiện công).
Ví dụ 1: Khi ta đẩy cuốn sách, ta thực hiện công làm nó chuyển từ trạng thái đứng yên sang trạng thái chuyển động nhanh dần. Động năng của sách tăng là do sách nhận được năng lượng từ tay ta truyền sang.
Ví dụ 2: Gió là các luồng không khí di chuyển. Khi gặp các máy phát điện gió, động năng gió thực hiện công làm cánh quạt quay.
2. Công thức tính công
a. Khi lực không đổi và cùng hướng với chuyển động
Khi lực cùng hướng với chuyển động thì độ dịch chuyển có độ lớn bằng quãng đường đi được s, nên công thức tính công là
b. Khi lực không đổi và không cùng phương với chuyển động
Tùy thuộc vào góc mà công của lực có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ : Thành phần của lên phương chuyển động cùng chiều với chiều chuyển động. Công của lực được gọi là công phát động
+ : lực vuông góc với phương chuyển động, khi đó lực không sinh công
+ : Thành phần của lên phương chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động, lực làm cản trở chuyển động của vật. Công của lực được gọi là công cản
3. Bài tập ví dụ
Khi rửa gầm xe ô tô, người ta thường sử dụng máy nâng để nâng ô tô lên độ cao so với mặt sàn. Cho biết khối lượng ô tô là tấn và gia tốc trọng trường . Tính công tối thiểu mà máy nâng đã thực hiện.
Hướng dẫn
Để nâng được ô tô lên thì máy nâng phải tác dụng vào ô tô lực tối thiểu
Công tối thiểu mà máy nâng đã thực hiện là
Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng
Xem thêm tài liệu Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - KNTT
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức