Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 7 (Cánh diều): Oxygen và không khí

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 7: Oxygen và không khí sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 6. 

1 1,714 27/04/2024
Tải về


Mục lục Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Oxygen và không khí

Bài 7.1 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 6

Khi đun bếp lò luôn phải phơi thoáng, quạt hoặc thổi mạnh để

A. Tăng thêm lượng oxygen.

B. làm ngọn lửa nhỏ đi

C. thêm chất cháy

D. Thêm nhiệt

Trả lời:

Đáp án A.

Khi đun bếp lò luôn phải phơi thoáng, quạt hoặc thổi mạnh để tăng thêm lượng oxygen.

Bài 7.2 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 6

Trong một số đám cháy, đôi khi ta có thể dùng một tấm chăn to, dày và nhúng nước để dập lửa nhằm

A. ngăn đám cháy tiếp xúc với oxgen

B. tăng diện tích tiếp xúc giữa oxygen và chất cháy.

C. lấy chất cháy đi

D. cung cấp thêm nhiệt

Trả lời:

Đáp án A.

Trong một số đám cháy, đôi khi ta có thể dùng một tấm chăn to, dày và nhúng nước để dập lửa nhằm ngăn đám cháy tiếp xúc với oxgen.

Bài 7.3 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 6

Trong không khí, oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần về thể tích?

A. 1/5

B. 1/4

C. 1/10

D. 1/20

Trả lời:

Đáp án A.

Trong không khí, oxygen chiếm khoảng 1/5 về thể tích.

Bài 7.4 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 6

Những phát biểu nào dưới đây không đúng về nitơ?

A. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, nitơ tồn tại ở thể khí.

B. Trong không khí, nitơ chiếm khoảng 4/5 về thể tích.

C. Nitơ là khí không màu, không mùi.

D. Nitơ là khí duy trì sự cháy.

Trả lời:

Đáp án D.

D không đúng vì Nitơ là khí không duy trì sự cháy.

Bài 7.5 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 6

Những phát biểu nào dưới đây không đúng về khí carbon dioxide?

A. Carbon dioxide là khí không duy trì sự cháy.

B. Carbon dioxide là khí duy trì sự hô hấp.

C. Carbon dioxide cần cho quá trình quang hợp của cây xanh.

D. Carbon dioxide là chất khí không màu, không mùi

Trả lời:

Đáp án B.

B không đúng vì Carbon dioxide là khí không duy trì sự hô hấp.

Bài 7.6 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 6

Những nhận định nào dưới đây không đúng về khí oxygen?

(1) Oxygen tồn tại ở thể khí ở điều kiện nhiệt độ phòng.

(2) Khí oxygen tan nhiều trong nước.

(3) Khí oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

(4) Trong không khí, oxygen chiếm 78% về thể tích.

(5) Khí oxygen không màu, không mùi, không vị.

A. (1), (2) B. (2), (4) C. (3), (4) D. (1), (5)

Trả lời:

Đáp án B

(2) không đúng vì khí oxygen ít tan trong nước.

(4) không đúng vì trong không khí, oxygen chiếm 21% về thể tích.

Bài 7.7 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 6

Lí do nào dưới đây không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?

A. Khí thải từ các hoạt động công nghiệp và hoạt động xây dựng.

B. Khí thải từ các hoạt động nông nghiệp.

C. Khí thải từ các phương tiện giao thông.

D. Khí tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

Trả lời:

Đáp án D.

Khí tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh là khí oxygen do đó đây không phải là nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí.

Bài 7.8 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 6

Những biện pháp nào dưới đây không góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?

A. Cắt giảm lượng khí thải từ các nhà máy công nghiệp.

B. Trông nhiều cây xanh.

C. Không đốt các chế phẩm nông nghiệp

D. Tăng cường sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy.

Trả lời:

Đáp án D.

Tăng cường sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy sẽ làm tăng cường sự phát sinh khí thải, do đó không góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Bài 7.9 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 6

Hãy đề xuất cách dập lửa phù hợp cho mỗi đám cháy sau:

a) Đám cháy do xăng, dầu.

b) Cháy rừng.

c) Cháy do chập điện

Trả lời:

a) Dùng cát hoặc bình chữa cháy chuyên dụng.

b) Dùng nước.

c) Dùng cát hoặc bình chữa cháy chuyên dụng

Bài 7.10 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 6

Đề xuất cách kiểm chứng trong không khí có chứa hơi nước. Hãy vẽ chu trình của nước trong tự nhiên.

Trả lời:

-Cách kiểm chứng trong không khí có chứa hơi nước: Lấy một cốc nước đá để ngoài không khí, sau một thời gian thấy có những giọt nước bám ngoài thành cốc. Đó là do nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.

- Chu trình của nước trong tự nhiên:

Tài liệu VietJack

Bài 7.11 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 6

Hiện tượng nào dẫn đến nước biển dâng cao trong biến đổi khí hậu toàn cầu?

Trả lời:

Ô nhiễm không khí góp phần làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên, làm băng tan ra ở hai cực dẫn đến nước biển dâng cao.

Bài 7.12. trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 6

Trung bình mỗi giờ, một người lớn hít vào khoảng 500 lít không khí.

a) Trong một ngày đêm, mỗi người lớn hít vào khoảng bao nhiêu lít không khí?

b*) Biết cơ thể người giữ lại 1/3 lượng oxygen trong không khí. Một ngày đêm, mỗi người cần trung bình bao nhiêu lít oxygen?

Trả lời:

a) Một ngày đêm, mỗi người lớn hít vào khoảng: 500.24 = 12000 lít không khí.

b*) Lượng oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.

Cơ thể người giữ lại 1/3 lượng oxygen trong không khí

Một ngày đêm, mỗi người cần trung bình lượng khí oxygen là:

12000.13.15= 800 (lít)

Bài 7.13 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 6

Nêu một số tác hại do ô nhiễm không khí gây ra và một số biện pháp em có thể thực hiện để bảo vệ môi trường không khí.

Trả lời:

- Ô nhiễm không khí có thể gây ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, kích thích đường hô hấp, dị ứng,... và một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi,...làm giảm khả năng hoạt động thể chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, gây ra một số hiện tượng như hạn hán, băng tan, mù quang hóa, mưa acid, mực nước biển dâng...

- Một số biện pháp em có thể thực hiện để bảo vệ môi trường không khí:

+ Trồng nhiều cây xanh.

+ Tiết kiệm điện và năng lượng bằng cách tắt các thiết bị điện khi không dùng đến. Tận dụng ánh sáng mặt trời.

+ Hạn chế sử dụng túi nilon, sử dụng túi vải, phân loại rác.

+ Tiết kiệm giấy để hạn chế tần suất chặt phá cây sản xuất giấy.

+ Tái sử dụng các vật dung (chai, lọ, túi,…)

+ Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của ô nhiễm không khí và các biện pháp để bảo vệ môi trường không khí.

Bài 7.14 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 6

Kể tên một số nguồn có thể gây ô nhiễm không khí trong nhà em.

Trả lời:

Một số nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà: sơn tường, khói thuốc, hóa chất tẩy rửa, đun nấu,...

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Bài 9: Một số lương thực - thực phẩm thông dụng

Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Bài 12: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống

1 1,714 27/04/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: