Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 5 (Cánh diều): Sự đa dạng của chất

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 6. 

1 1,351 27/04/2024
Tải về


Mục lục Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Sự đa dạng của chất

Bài 5.1 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6

Cho các vật thể: ngôi nhà, con gà, cây lúa, viên gạch, nước biển, xe đạp. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là:

A. ngôi nhà, con gà, xe đạp.

B. con gà, nước biển, xe đạp.

C. ngôi nhà, viên gạch, xe đạp.

D. con gà, viên gạch, xe đạp.

Trả lời:

Đáp án C

Các vật thể ngôi nhà, viên gạch, xe đạp là do con người tạo ra.

Bài 5.2 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6

Cho các vật thể: vi khuẩn, đôi giày, con cá, con mèo, máy bay. Những vật sống trong các vật thể đã cho là:

A. vi khuẩn, đôi giày, con cá.

B. vi khuẩn, con cá, con mèo.

C. con cá, con mèo, máy bay.

D. vi khuẩn, con cá, máy bay.

Trả lời:

Vật sống gồm các dạng sống đơn giản (ví dụ virus) và sinh vật. Chúng mang các đặc điểm của sự sống. Vậy vi khuẩn, con cá, con mèo và những vật sống.

Đáp án B

Bài 5.3 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn?

A. Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định.

B. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.

C. Có khối lượng, hình dạng, thể tích xác định.

D. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.

Trả lời:

Đáp án C

Chất rắn có khối lượng, hình dạng, thể tích chính xác.

Bài 5.4 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6

Không khí quanh ta có đặc điểm gì?

A. Không có hình dạng và thể tích xác định.

B. Có hình dạng và thể tích xác định.

C. Có hình dạng xác định, không có thể tích xác định.

D. Không có hình dạng xác định, có thể tích xác định.

Trả lời:

Đáp án A.

Không khí không có hình dạng và thể tích xác định.

Bài 5.5 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6

Cho mẫu chất có đặc điểm sau: Có khối lượng xác định, không có thể tích xác định và không có hình dạng xác định mà mang hình dạng của vật chứa nó. Mẫu chất đó đang ở thể nào?

A. Rắn

B. Lỏng

C. Khí

D. Không xác định được

Trả lời:

Đáp án C

Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định.

Bài 5.6 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6

Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất?

a) Trong cơ thể người có tới gần 70% về khối lượng là nước.

b) Quần áo may bằng sợi cotton (90-97% là cenllulose) sẽ thoáng mát hơn quần áo may bằng nilon (sợi tổng hợp).

c) Sự quang hợp của cây xanh tạo ra khí oxygen.

d) Chiếc ô tô được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su, chất dẻo và nhiều chất khác nữa.

e) Muối ăn được sản xuất từ nước biển.

Trả lời:

- Vật thể tự nhiên: cơ thể người, cây xanh, nước biển.

- Vật thể nhân tạo: quần áo, ô tô.

- Vật sống: cơ thể người, cây xanh.

- Vật không sống: quần áo, ô tô, nước biển.

- Chất: cellulosse, nilon, oxygen, sắt, nhôm, cao su, chất dẻo, muối ăn.

Bài 5.7 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6

Hãy kể tên một số vật thể chứa một hoặc đồng thời các chất sau: nhôm, cao su, nhựa, sắt.

Trả lời:

Vật thể chứa:

- Nhôm: ấm nhôm, nồi nhôm, mâm nhôm...

- Cao su: găng tay cao su, dép cao su, lốp xe cao su...

- Nhựa: hộp nhựa, ghế nhựa, chậu nhựa, cốc nhựa, vỏ bút,....

- Sắt: khung xe đạp, đinh sắt, búa sắt...

- Đồng thời nhôm, cao su, nhựa, sắt: máy bay, xe ô tô, xe máy,...

Bài 5.8 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6

Nêu ví dụ chứng minh chất khí dễ lan tỏa.

Trả lời:

Ví dụ:

+ Mở lọ nước hoa, mùi hương lan tỏa cả phòng.

+ Nấu ăn mùi hương của thức ăn lan tỏa khắp nhà.

Bài 5.9 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 6: Một bình thủy tinh dung tích 20 lít chứa 20 lít oxygen. Nếu ta thêm vào bình 2 lít khí oxygen nữa thì thể tích oxygen trong bình lúc này là bao nhiêu?

Nhận xét khối lượng của bình sau khi thêm khí oxygen.

Trả lời:

Thể tích oxygen trong bình không đổi là 20 lít. Khối lượng bình sau khi thêm khí oxygen sẽ tăng lên.

Bài 5.10 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 6: Sự sắp xếp các “hạt” trong chất lỏng được mô phỏng như hình 5,1b. Hãy vẽ lại sự sắp xếp các “hạt” trong chất rắn và chất khí vào hình 5.1a, c. Vì sao chất khí lại dễ nén hơn chất rắn và chất lỏng?

Trả lời:

Sắp xếp các hạt trong chất rắn và chất lỏng:

Sự sắp xếp các hạt trong chất lỏng được mô phỏng như hình 5,1b (ảnh 1)

a) Chất rắn b) Chất lỏng c) Chất khí

Hình 5.1

Sự sắp xếp các hạt trong chất lỏng được mô phỏng như hình 5,1b (ảnh 1)

Chất khí dễ nén hơn chất lỏng và chất rắn các “hạt” trong các chất khí ở cách xa nhau, giữa chúng có nhiều khoảng trống hơn so với trong chất rắn và chất lỏng.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

Bài 7: Oxygen và không khí

Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Bài 9: Một số lương thực - thực phẩm thông dụng

Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

1 1,351 27/04/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: