Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 4 (Cánh diều): Đo nhiệt độ

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo nhiệt độ sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 6. 

1 1,804 27/04/2024
Tải về


Mục lục Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo nhiệt độ

Bài 4.1 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hình 4.1 mô tả một nhiệt kế dùng chất lỏng. Làm thế nào để tăng độ nhạy của nhiệt kế này?

Hình 4.1 mô tả một nhiệt kế dùng chất lỏng (ảnh 1)

A. Làm cho ống nhiệt kế hẹp lại

B. Khi đo phải hiệu chỉnh cẩn thận

C. Làm cho các vạch chia gần nhau hơn.

D. Làm cho ống nhiệt kế dài hơn.

Trả lời:

Ta đã biết, một nhiệt kế có hai bộ phận quan trọng là bộ phận cảm ứng với nhiệt độ của môi trường có chứa chất lỏng (thủy ngân, rượu,…) và phần hiển thị kết quả (thang chia vạch trên nhiệt kế) được bảo vệ qua lớp vỏ (thường được làm bẳng thủy tinh).

Do vậy, để tăng độ nhạy của nhiệt kế hình trên thì ta cần phải làm cho ống nhiệt kế hẹp lại để lượng chất lỏng trong ống ít hơn. Khi đo nhiệt độ, phần bầu nhiệt kế tiếp xúc với môi trường, chất lỏng trong ống sẽ nhận được lượng nhiệt tương ứng với lượng nhiệt của môi trường nhanh hơn.

Chọn đáp án A

Bài 4.2 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6: Có ba bình nước nguội a, b và c. Cho thêm nước đá vào bình a để được nước lạnh, cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm. Một người nhúng bàn tay phải vào bình a và bàn tay trái vào bình c. Một phút sau, rút cả hai bàn tay ra rồi cùng nhúng vào bình b. Em nghĩ như thế nào về cảm giác nóng lạnh của tay trái và tay phải của người này khi nhúng tay vào bình b?

Trả lời:

Tài liệu VietJack

Người đó sẽ thấy lạnh ở tay trái và thấy nóng ở tay phải.

Giải thích:

Dựa vào nguyên tắc truyền nhiệt là truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

+ Nhúng bàn tay phải vào bình a (nước lạnh) thì tay ta thấy lạnh, để tay trong cốc đó một phút nhiệt độ của tay đã bị giảm đi do nhiệt độ của cơ thể đã truyền cho cốc nước lạnh. Nhấc tay ra và nhúng luôn vào bình b nước nguội (có nhiệt độ cao hơn cốc nước lạnh và cao hơn nhiệt độ của tay phải lúc đó) nên tay phải thấy nóng hơn vì lúc này tay bắt đầu nhận được nhiệt từ cốc nước truyền cho.

+ Nhúng bàn tay trái vào bình c (nước ấm) thì tay ta thấy nóng, để tay trong cốc đó một phút nhiệt độ của tay đã tăng lên do nhiệt độ của nước đã truyền cho tay người. Nhấc tay ra và nhúng luôn vào bình b nước nguội (có nhiệt độ thấp hơn cốc nước nóng và thấp hơn nhiệt độ của tay trái lúc đó) nên tay trái thấy lạnh đi vì lúc này tay trái bắt đầu truyền nhiệt cho cốc nước.

Bài 4.3 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy chọn cụm từ trong khung điền vào chỗ ….. phù hợp với phát biểu sau về cách đo nhiệt độ cơ thể.

Để đo nhiệt độ cơ thể, trước tiên phải …(1)… xem thủy ngân đã tụt xuống dưới …(2)… chưa, nếu còn ở trên thì cầm nhiệt kế và …(3)… cho thủy ngân tụt xuống dưới vạch thấp nhất. Dùng bông và cồn y tế …(4)… nhiệt kế. Đặt …(5)… vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 3 phút thì lấy nhiệt kế ra và …(6)…

làm sạch

vẩy mạnh

kiểm tra

đọc nhiệt độ

nhiệt kế

vạch thấp nhất

Trả lời:

(1) kiểm tra

(2) vạch thấp nhất

(3) vẩy mạnh

(4) làm sạch

(5) nhiệt kế

(6) đọc nhiệt độ.

Bài 4.4 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6:

a) Hãy đọc số chỉ của nhiệt kế ở các chậu trên hình 4.3.

b) Tìm chênh lệch độ nóng của chậu 1 so với chậu 2 và của chậu 2 so với chậu 3.

Hãy đọc số chỉ của nhiệt kế ở các chậu trên hình 4.3 (ảnh 1)

Trả lời:

a)

- Chậu 1: 400C

- Chậu 2: 200C

- Chậu 3: âm 50C

b)

Chênh lệch độ nóng của chậu 1 so với chậu 2 là 400C – 200C = 200C.

Chênh lệch độ nóng của chậu 2 so với chậu 3 là 200C – (- 50C) = 250C.

Bài 4.5 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hình 4.4 là sơ đồ đơn giản mô tả một nhiệt kế.

a) Viết chữ S vào ô bên cạnh nhiệt độ sôi của nước.

b) Viết chữ C vào ô bên cạnh nhiệt độ nóng chảy của nước đá.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Tài liệu VietJack

Bài 4.6 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6: Ở nhiệt độ nào thì số đọc trên thang nhiệt độ Fa – ren – hai gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Xen – xi – ớt?

Trả lời:

Ta có: t(0F)=t(0C).1,8  +32 (1)

Gọi số đo nhiệt độ ở thang nhiệt độ Xen – xi – ớt là x (0C)

Theo đề bài, số đo nhiệt độ ở thang nhiệt độ Fa – ren – hai là 2x (0F).

Thay vào (1) ta được:

2x=1,8x+320,2x=32x=1600C

Vậy ở 1600C thì số đo trên thang nhiệt độ Fa – ren – hai gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Xen – xi – ớt.

Bài 4.7 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6: Một lượng nước được làm nóng và sau đó được làm lạnh. Kết quả đo nhiệt độ của lượng nước đó được ghi trong bảng.

Thời gian (phút)

0

1

2

3

4

6

8

10

12

Nhiệt độ (0C)

20

40

60

80

90

96

80

60

40

Trên tờ giấy kẻ ô li, vẽ một trục tọa độ trong đó trục nằm ngang là thời gian; trục thẳng đứng là nhiệt độ.

a) Vẽ phác đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian từ số liệu trong bảng.

b) Nhiệt độ đang tăng hay đang giảm tại thời điểm:

- 5 phút?

- 7 phút?

Trả lời:

a) Đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian từ số liệu ở bảng trên

Một lượng nước được làm nóng và sau đó được làm lạnh (ảnh 1)

b)

- Nhiệt độ đang tăng tại thời điểm 5 phút vì nhìn trên đường biểu diễn nhiệt độ đang hướng lên trên và nhiệt độ vẫn đang tăng lên.

- Nhiệt độ đang giảm tại thời điểm 7 phút vì nhìn trên đường biểu diễn nhiệt độ đang dốc xuống dưới và nhiệt độ đang giảm dần.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Sự đa dạng của chất

Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

Bài 7: Oxygen và không khí

Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Bài 9: Một số lương thực - thực phẩm thông dụng

1 1,804 27/04/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: