Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Oxygen
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 9: Oxygen sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 6.
Mục lục Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Oxygen
Bài 9.1 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 6: Oxygen có tính chất nào sau đây?
Trả lời:
Đáp án B
Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
A. Quan sát màu sắc của hai khí đó.
C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
Trả lời:
Đáp án D
Dẫn khí vào từng cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.
Bài 9.3 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 6: Sự cháy và sự oxi hóa chậm có đặc điểm chung là đều:
B. tỏa nhiệt và không phát sáng.
C. xảy ra sự oxi hóa và có tỏa nhiệt.
D. xảy ra sự oxi hóa và không phát sáng.
Trả lời:
Đáp án C
Sự cháy và sự oxi hóa chậm có đặc điểm chung là đều xảy ra sự oxi hóa và có tỏa nhiệt.
a) Bình bằng thép kia có phải chứa khí oxygen không?
Em hãy giải đáp thắc mắc giúp bạn An.
Trả lời:
a) Bình bằng thép là bình chứa oxygen. Người ta đang cho ông ngoại của An thở oxygen.
b) Trong không khí đã có oxygen rồi nhưng ông của An vẫn phải dùng bình chứa khí oxygen vì:
- Trong không khí có oxygen nhưng hàm lượng oxygen thấp, cơ quan hô hấp của người bệnh (ông An) lại hoạt động yếu nên oxygen trong không khí không đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh.
- Oxygen trong bình là oxygen có hàm lượng cao (gần 100%), đảm bảo cho người bệnh vẫn có đủ oxygen cho tế bào mặc dù hô hấp yếu.
a) Theo em, không khí từ bên ngoài có thể vào được bình nào?
b) Tại sao con châu chấu ở bình 1 chết còn bình 2 lại sống?
c) Từ kết quả ở thí nghiệm ta có thể kết luận điều gì?
Trả lời:
a) Không khí từ ngoài chỉ có thể vào được bình 2 vì bình 1 đã đậy kín bằng nút cao su.
b) Châu chấu ở bình 1 chết sau khi sử dụng hết oxygen trong bình, còn châu chấu ở bình 2 vẫn sống vì oxygen ở ngoài vẫn có thể tràn vào bình được.
c) Từ kết quả ở thí nghiệm trên, rút ra kết luận: Oxygen là chất duy trì sự sống.
a) Chất nào là duy trì sự cháy ở các tờ giấy vụn?
b) Muốn dập tắt vật đang cháy ta phải thực hiện nguyên tắc nào?
c) Tại sao khi phun chất từ bình cứu hỏa vào đám cháy thì đám cháy lại bị dập tắt?
Trả lời:
a) Chất duy trì sự cháy ở các tờ giấy vụn là oxygen.
b) Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hoặc cả 2 nguyên tắc sau:
- Cách li chất cháy với oxygen.
- Hạ nhiệt độ của vật đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
c) Chất từ bình cứu hỏa phun vào đám cháy là bọt khí carbon dioxide. Chất này ngăn cách chất cháy với oxygen trong không khí nên sự cháy đã bị dập tắt.
D. Từ thuốc tím (potassium permanganate)
Trả lời:
Đáp án C
Khí oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ không khí bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- Người ta hóa lỏng không khí xuống dưới -196oC và ở áp suất cao, ở điều kiện này không khí sẽ hóa lỏng.
- Sau đó nâng lên nhiệt độ dưới -183oC để nitrogen bay hơi và thu riêng nitrogen.
- Khi nitrogen đã hết thì còn lại chủ yếu là oxygen.
C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào.
D. Dùng chiếc chăn khô đắp vào.
Trả lời:
Đáp án B: Dùng cát đổ trùm lên do cát sẽ ngăn cách oxygen tiếp xúc với xăng lên sự cháy sẽ tắt.
Không chọn đáp án A do xăng càng chảy loang ra theo nước và đám cháy sẽ khó dập tắt hơn.
Không chọn đáp án B do bình chữa cháy của gia đình là quá nhỏ để dập đám cháy của can xăng.
Không chọn đáp án D do chăn khô có thể bị cháy.
a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?
b) Thể tích oxygen là bao nhiêu (giả sử oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí)?
Trả lời:
a) Mỗi giờ hít vào trung bình 0,5 m3 thì mỗi ngày (24 giờ) hít vào 0,5.24 = 12m3 không khí.
b) Thể tích oxygen trong không khí: 12.20% = 2,4m3.
Thể tích oxygen con người sử dụng:
c) Tại sao phòng học không nên đóng cửa liên tục?
d) Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút?
Trả lời:
a) Thể tích của phòng học: 12.7.4 = 336 m3
Thể tích oxygen có trong phòng học: 336 : 5 = 67,2 m3
b) Thể tích oxygen một học sinh dùng trong 45 phút: 16.0,1.45 = 72 lít.
Thể tích oxygen 50 học sinh dùng trong 45 phút: 72.50 = 3600 lít = 3,6 m3.
Kết luận: Lượng oxygen trong phòng đủ để học sinh hô hấp trong 45 phút.
c) Phòng học nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông với không khí bên ngoài nhằm cân bằng thành phần khí, đảm bảo chất lượng không khí trong phòng được tốt hơn.
d) Sau mỗi tiết học nên ra ngoài lớp học vận động nhẹ, tăng khả năng hô hấp và được hít thở không khí có nhiều oxygen hơn so với không khí trong phòng học.
Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí
Bài 11: Một số vật liệu thông dụng
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 6 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Friends plus đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Bài tập Tiếng Anh 6 Friends plus theo Unit có đáp án