Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 12 (Chân trời sáng tạo): Nhiên liệu và an ninh năng lượng

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 6.

1 664 23/04/2024


Mục lục Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng

Bài 12.1 trang 40 SBT Khoa học tự nhiên 6: Thế nào là nhiên liệu?

A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.

B. Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.

C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng.

D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.

Trả lời:

Đáp án D

Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.

Bài 12.2 trang 40 SBT Khoa học tự nhiên 6: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

A. Than đá.

B. Dầu mỏ.

C. Khí tự nhiên.

D. Ethanol.

Trả lời:

Đáp án D

Chọn D do than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên là các nhiên liệu hóa thạch.

Bài 12.3 trang 40 SBT Khoa học tự nhiên 6: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

A. Phơi củi cho thật khô.

B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít càng tốt.

D. Chẻ nhỏ củi.

Trả lời:

Chọn C

Do xếp củi càng sít củi càng khó cháy.

Bài 12.4 trang 40 SBT Khoa học tự nhiên 6: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào dưới đây?

A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.

B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.

C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.

D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.

Trả lời:

Đáp án A

Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả nên tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.

Bài 12.5 trang 40 SBT Khoa học tự nhiên 6: Bạn Linh lấy 2 chiếc đèn trong phòng thí nghiệm rồi cho dầu hỏa vào đèn 1, cồn ethanol vào đèn 2. Dùng bật gas thắp cả 2 đèn lên rồi lấy hai tấm kính trắng che phía trên ngọn lửa của 2 đèn. Kết quả bạn thấy tấm kính trên ngọn lửa đèn dầu bị đen (có muội than), còn tấm kính trên ngọn lửa đèn cồn thì không bị đen.

a) Tại sao phòng thí nghiệm sử dụng đèn cồn mà không sử dụng đèn dầu hỏa?

b) Tại sao tấm kính che trên ngọn đèn dầu bị đen còn tấm kính che trên ngọn đèn cồn không bị đen?

c) Tại sao khi thắp đèn dầu mà ta vặn bấc đèn càng cao thì chụp đèn càng nhanh đen?

Trả lời:

a) Trong phòng thí nghiệm sử dụng đèn cồn sẽ không có muội than, không làm đen ống nghiệm nên dễ quan sát hiện tượng thí nghiệm. Nếu sử dụng đèn dầu sẽ sinh ra muội than, làm đen ống nghiệm nên khó quan sát hiện tượng thí nghiệm.

b) Tấm kính che trên ngọn đèn dầu bị đen còn tấm kính che trên ngọn đèn cồn không bị đen vì do thiếu oxygen nên đèn dầu cháy không hoàn toàn (cần nhiều oxygen hơn ethanol) sinh ra muội than (carbon) còn ethanol cháy hết, không có muội than.

c) Khi vặn bấc đèn dầu càng cao thì dầu lên theo bấc càng nhiều, oxygen càng thiếu nên muội than sinh ra càng nhiều, chụp đèn sẽ đen hơn.

Bài 12.6 trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 6: Tại sao khi gió thổi mạnh vào đống lửa to thì nó càng cháy mạnh còn thổi vào ngọn nến thì nó tắt ngay?

Trả lời:

Khi gió thổi vào đống lửa to, gió cung cấp thêm nhiều oxygen nên đống lửa sẽ cháy mạnh hơn. Còn khi gió thổi mạnh vào ngọn nến, nó làm nhiệt độ ngọn nến hạ xuống đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến sẽ tắt.

Bài 12.7 trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Gas là một chất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hợp chất dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas.

a) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn?

b) Tại sao chúng ta nên để bình gas ở nơi thoáng khí?

c) Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và phun gas ra, cháy mạnh thì ta nên làm như thế nào?

d) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì?

Trả lời:

a) Để sử dụng bếp gas đảm bảo an toàn chúng ta cần khóa van an toàn sau khi sử dụng bếp gas để tránh trường hợp gas bị rò rỉ, gây cháy, nổ.

b) Nên để bình gas ở nơi thoáng khí để lỡ có rò gas thì khí gas cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy, nổ.

c) Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và phun gas ra, cháy mạnh thì cần bình tĩnh tránh xa ngọn lửa, sau đó vặn khóa an toàn khóa bình gas lại. Trong trường hợp ngọn lửa lớn không tiếp xúc được với khóa gas thì dùng chăn ướt tấp kín để dập tắt ngọn lửa rồi khóa van an toàn bình gas.

d) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì cần:

+ Mở hết cửa để khí gas bay ra ngoài;

+ Khóa van an toàn ở bình gas;

+ Tuyệt đối không bật công tắc điện, không đánh lửa.

+ Báo cho người lớn để kiểm tra, sửa chữa trước khi sử dụng lại.

Bài 12.8 trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 6: Ghi đúng (Đ), sai (S) vào các câu sau:

Nội dung

Đ/S

Cả nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí đều có thể tái sử dụng.

Nhiên liệu rắn khi cháy sinh ra nhiều chất độc hại với môi trường hơn nhiên liệu khí

Nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí khi cháy đều tỏa nhiều nhiệt

Nhiên liệu rắn dễ cháy hơn nhiên liệu khí

Trả lời:

Nội dung

Đ/S

Cả nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí đều có thể tái sử dụng.

S

Nhiên liệu rắn khi cháy sinh ra nhiều chất độc hại với môi trường hơn nhiên liệu khí

Đ

Nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí khi cháy đều tỏa nhiều nhiệt

Đ

Nhiên liệu rắn dễ cháy hơn nhiên liệu khí

S

Bài 12.9 trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 6: Ở nhiều vùng nông thôn, người ta xây dựng hầm biogas để thu gom chất thải động vật. Chất thải được thu gom vào hầm sẽ phân hủy, theo thời gian tạo ra biogas. Biogas chủ yếu là khí methane, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các khí như ammonia, hydrogen sulfide, sulpur dioxide, …Biogas tạo ra sẽ được thu lại và dẫn lên để làm nhiên liệu khí phục vụ cho đun nấu hoặc chạy máy phát điện.

a) Theo em, việc xây hầm thu chất thải sản xuất biogas đem lại những lợi ích gì?

b) Nếu sử dụng trực tiếp biogas thường sẽ có mùi hôi của các khí như ammonia, hydrogen sulfide,… Em hãy tìm hiểu thông tin trên internet để đề xuất biện pháp giảm thiểu mùi hôi đó.

Trả lời:

a) Việc xây hầm thu chất thải sản xuất biogas đem lại những lợi ích:

+ Làm sạch môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường;

+ Tiêu diệt nấm bệnh gây hại. Nếu chất thải động vật thải trực tiếp ra môi trường sẽ phát tán nhiều mầm bênh.

+ Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống, tiết kiệm tiền mua nhiên liệu.

b) Để hạn chế mùi hôi cần loại bỏ một số khí có mùi hôi trong thành phần của biogas. Muốn vậy, ta có thể dẫn khí qua thùng chứa than hoạt tính để khử mùi trước khi đưa vào sử dụng. Cũng có thể làm thoe quy trình minh họa sản xuất và thu biogas sạch.

Ở nhiều vùng nông thôn, người ta xây dựng hầm biogas để thu gom chất thải động vật (ảnh 1)

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 13: Một số nguyên liệu

Bài 14: Một số lương thực – thực phẩm

Bài 15: Chất tinh khiết – hỗn hợp

Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Bài 17: Tế bào

1 664 23/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: