Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Quy định an toán trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 3: Quy định an toán trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 6.

1 788 23/04/2024
Tải về


Mục lục Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 3: Quy định an toán trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

Bài 3.1 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành

B, Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.

D. Tất cả các ý trên.

Trả lời:

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện theo cả 3 nguyên tắc:

+ Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

+ Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

+ Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.

Chọn đáp án D.

Bài 3.2 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.

B. Làm theo các thí nghiệm xem trên internet.

C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hoá chất.

D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

Trả lời:

- Các quy tắc ăn toàn trong phòng thực hành: A, C, D.

- Hành động không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành: Làm theo các thí nghiệm xem trên internet. Vì các thông tin trên internet đến từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau nên có những độ tin cậy nhất định. Nếu không may, ta xem phải nguồn tin không chính xác sẽ làm thí nghiệm sai ảnh hưởng tới kết quả thí nghiệm và những ảnh hưởng khác.

Chọn đáp án B.

Bài 3.3 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Dụng cụ ở hình bên tên gọi là gì và thường dùng để làm gì?

A. Ống pipette, dùng lấy hoá chất.

B. Ống bơm tiêm, dùng chuyển hoá chất cho cây trồng.

C. Ống bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm.

D. Ông bơm khí, dùng để bơm không khí vào ống nghiệm.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Dụng cụ ở hình trên tên gọi là ống pipette và thường dùng để lấy hóa chất.

- Hình ảnh một số ống khác:

Ống bơm tiêm

Ống bơm hóa chất

Ống bơm khí

Tài liệu VietJack Tài liệu VietJack Tài liệu VietJack

Chọn đáp án A.

Bài 3.4 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?

A. Chất dễ cháy.

B. Chất gây nổ.

C. Chất ăn mòn.

D. Phải đeo găng tay thường xuyên.

Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì (ảnh 1)

Trả lời:

- Biển báo “Phải đeo găng tay thường xuyên” thuộc biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh, hình vẽ có màu trắng.

Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì (ảnh 1)

- Biển báo “chất dễ cháy, chất nổ” thuộc biển báo nguy hại do hóa chất gây ra: hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.

Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì (ảnh 1)Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì (ảnh 1)

Chọn đáp án C.

Bài 3.5 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

A. Kinh có độ.

B. Kính lúp.

C. Kính hiển vi.

D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

Trả lời:

Vì tế bào thực vật có kích thước rất nhỏ nên phải sử dụng kính hiển vi phóng đại lên 40 - 3000 lần mới có thể quan sát được.

Chọn đáp án C.

Bài 3.6 trang 10 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?

A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu.

B. Hô hấp nhân tạo.

C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào.

D. Cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.

Trả lời:

Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải: Cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.

- Cởi bỏ quần áo dính hóa chất trước khi lượng hóa chất dính trên áo bám được vào da gây bỏng.

- Xả tay dưới vòi nước giúp một phần lượng hóa chất bám trên tay trôi theo dòng nước, không để bám vào da gây bỏng.

Chọn đáp án D.

Bài 3.7 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Khi dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, bạn Nguyên đặt mắt để quan sát và đọc số đo theo 3 cách như trong hình bên, Theo em, bạn Nguyên đặt mắt quan sát theo cách nào là đúng?

A. Cách (a).

B. Cách (b).

C. Cách (c).

D. Cách nào cũng được.

Trả lời:

- Cách đặt mắt để đọc thể tích chất lỏng là: Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

=> Đặt mắt theo cách (b) là chính xác.

Chọn đáp án B.

Bài 3.8 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Trong phòng thực hành có thiết bị như trong sau:

Tài liệu VietJack

a) Tên thiết bị này là gì?

b) Thiết bị này dùng để làm gì?

c) Sau khi dùng thiết bị này làm thí nghiệm, bạn Nguyên không gỡ quả nặng trên thiết bị và treo lên giá đỡ. Theo em, bạn Nguyên làm vậy là đúng hay sai? Giải thích.

Trả lời:

a) Tên thiết bị này là lực kế.

b) Thiết bị này dùng để đo lực.

c) - Sau khi dùng thiết bị này làm thí nghiệm, bạn Nguyên không gỡ quả nặng trên thiết bị và treo lên giá đỡ. Bạn Nguyên làm vậy là không đúng.

- Vì bạn Nguyên không gỡ quả nặng ra khỏi lực kế, nếu treo liên tục sẽ làm lò xo trong lực kế bị dãn ra và làm mất độ chính xác của các lần đo sau.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Đo chiều dài

Bài 5: Đo khối lượng

Bài 6: Đo thời gian

Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

1 788 23/04/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: