Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 40 (Chân trời sáng tạo): Lực ma sát

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 40: Lực ma sát sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 6.

1 1,128 25/04/2024
Tải về


Mục lục Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát

Bài 40.1 trang 119 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?

A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.

B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.

Trả lời:

Phát biểu đúng là: Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.

- Các đáp án còn lại được sửa như sau:

A. Lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật.

B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

Chọn đáp án D.

Bài 40.2 trang 119 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:

A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.

B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh.

C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.

D. xe đạp đang xuống dốc.

Trả lời:

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi: quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng vì khi đó trọng lực của vật và lực đẩy của bàn tác dụng lên vật không cân bằng nhau mà quyển sách vẫn nằm yên trên bàn => xuất hiện lực ma sát nghỉ giữa mặt bàn và vật.

- Lực ma sát xuất hiện trong các trường hợp còn lại là:

+ B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh: Xuất hiện lực ma sát trượt giữa má phanh và vành xe.

+ C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng: Xuất hiện lực ma sát lăn giữa quả bóng và mặt bàn.

+ D. xe đạp đang xuống dốc: Xuất hiện lực ma sát lăn giữa bánh xe đạp và mặt đường.

Chọn đáp án A.

Bài 40.3 trang 119 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có

A. trọng lực.

B. lực hấp dẫn.

C. lực búng của tay.

D. lực ma sát.

Trả lời:

Dùng tay búng vào vật để nó chuyến động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có lực ma sát giữa vật và mặt bàn.

Chọn đáp án D.

Bài 40.4 trang 119 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.

B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.

C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.

D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.

Trả lời:

- Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp: Ma sát giữa má phanh với vành xe.

- Lực ma sát xuất hiện trong các trường hợp còn lại là:

+ A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy: Ma sát lăn.

+ B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn: Ma sát nghỉ.

+ C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động: Ma sát lăn.

Chọn đáp án D.

Bài 40.5 trang 119 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó

A. bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.

B. bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

C. lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

D. nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

Trả lời:

Tài liệu VietJack

Vật trượt nhanh dần chứng tỏ:

- Có lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

- Độ lớn của lực kéo phải lớn hơn độ lớn của lực ma sát trượt.

Vậy số chỉ của lực kế lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

Chọn đáp án C.

Bài 40.6 trang 119 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Lực ma sát chỉ sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

B. Lực ma sát chỉ sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.

C. Lực ma sát chỉ xuất hiện khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác.

D. Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại.

Trả lời:

- Phát biểu sau đây là đúng là: Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại. Vì:

+ Khi ta đi ô tô xuống dốc, ta dùng phanh để làm cho ô tô đi chậm lại hoặc dừng hẳn tránh tai nạn khi tham gia giao thông. Lực ma sát trong trường hợp này là có lợi.

+ Lực ma sát xuất hiện làm mòn lốp xe ô tô khi chúng chuyển động trên đường. Lực ma sát trong trường hợp này có hại.

- Các phương án A, B, C sai vì lực ma sát có ba loại:

+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.

+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác.

Chọn đáp án D.

Bài 40.7 trang 120 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại:

a) ôtô đi vào bùn dễ bị sa lầy.

b) Khi đi trên sàn nhà đá hoa mới lau dễ bị ngã.

Trả lời:

a) - Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát do đất tác dụng vào bánh xe quá nhỏ, làm cho bánh xe không bám vào đất được và xe dễ bị sa lầy.

- Trường hợp này lực ma sát có lợi vì nhờ có nó mà xe mới di chuyển được.

=> Cách khắc phục : Chèn thêm gạch đá, hoặc lót ván vào vủng lầy nhằm tăng lực ma sát.

b) - Khi đi trên sàn nhà đá hoa mới lau dễ bị ngã vì lực ma sát nghỉ giữa sàn với chân người rất nhỏ.

- Trường hợp này lực ma sát có lợi vì lực ma sát lúc này có tác dụng giữ người không bị ngã.

=> Cách khắc phục : đi dép, để biển báo chú ý.

Bài 40.8 trang 120 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Giải thích ý nghĩa của câu nói “Nước chảy đá mòn” và chỉ ra bản chất lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá.

Trả lời:

- Ý nghĩa của câu nói “Nước chảy đá mòn” là: "Nước chảy đá mòn" ý chỉ sự bền bỉ, quyết tâm thì dù việc khó khăn đến mấy cuối cùng cũng làm nên (tựa như nước chảy lâu ngày thì dù cứng như đá cũng phải mòn).

- Bản chất lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá là: Lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá là lực ma sát trượt. Lực này duy trì trong thời gian dài sẽ làm đá biến dạng và mòn đi.

Bài 40.9 trang 120 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Hãy giải thích tại sao xích xe đạp phải thường xuyên tra dầu nhớt.

Trả lời:

Xích xe đạp thường xuyên được tra dầu nhớt vì khi đạp xe thì lực ma sát xuất hiện giữa xích và líp, lực ma sát này làm cho xích và líp dễ bị mòn và nhanh hỏng, người ta phải tra dầu nhớt vào xích để làm giảm ma sát trượt.

Bài 40.10 trang 120 SBT Khoa học tự nhiên 6:

Một học sinh đi xe đạp đến trường, lực ma sát xuất hiện ở đâu?

Trả lời:

Một học sinh đi xe đạp đến trường, lực ma sát xuất hiện ở:

- Lực ma sát trượt xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi học sinh đó bóp phanh.

- Lực ma sát lăn xuất hiện giữa các viên bi trong ổ bi với thành đỡ…

- Lực ma sát trượt xuất hiện giữa xích và líp.

- Lực ma sát lăn xuất hiện giữa bánh xe và mặt đường.

- Lực ma sát xuất hiện giữa người và yên xe, giữa tay người và tay xe, giữa chân người với bàn đạp.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 41: Năng lượng

Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

1 1,128 25/04/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: