Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Đo chiều dài
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo chiều dài sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 6.
Mục lục Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài
Bài 4.1 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6:
Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:
Trả lời:
Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là mét (m).
Chọn đáp án B.
Bài 4.2 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6:
A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước.
D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước.
Trả lời:
Giới hạn đo của một thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
Chọn đáp án A.
Bài 4.3 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6:
A. giá trị cuối cùng ghi trên thước.
B. giá trị nhỏ nhất ghi trên thước.
C. chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Trả lời:
Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Chọn đáp án C.
Bài 4.4 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6:
Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là
A. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
B. thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
C. thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.
D. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
Trả lời:
- Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm vì:
+ Bề dày cuốn sách khá nhỏ tầm 3 - 5 cm nên dùng thước kẻ có giới hạn đo là 10 cm vẫn đo được. Hơn nữa, thước kẻ có giới hạn đo nhỏ, khi sử dụng thước để đo sẽ dễ dàng hơn.
+ Thước có độ chia nhỏ nhất càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác. Do vậy, chọn thước có độ chia nhỏ nhất 1 mm là hợp lí.
Chọn đáp án A.
Bài 4.5 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6:
Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:
A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.
C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
Trả lời:
- Thước trên có giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm vì:
+ Chiều dài lớn nhất ghi trên thước là 30 cm.
=> Giới hạn đo của thước là 30cm.
+ Từ vạch 1 cm đến vạch 2 cm trên thước dài 1 cm tương ứng với 10 khoảng, tức mỗi khoảng có độ dài 1mm.
=> Chiều dài hai vạch chia liên tiếp trên thước là 1mm.
=> Độ chia nhỏ nhất của thước là 1 mm.
Chọn đáp án A.
Bài 4.6 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 6:
Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để
Trả lời:
Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để: lựa chọn thước đo phù hợp.
Chọn đáp án A.
Bài 4.7 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6:
Trả lời:
- Em tự ước lượng chiều dài một sải tay của em.
- Dùng thước đo kiểm tra ước lượng theo các bước sau:
+ Bước 1: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp. (thước dây có GHĐ 1,5m; ĐCNN: 1mm)
+ Bước 2: Đặt thước đo dọc theo chiều dài sải tay, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của ngón tay của tay phải hoặc tay trái.
+ Bước 3: Đặt mắt vuông góc với mặt số trên thước, đọc giá trị chiều dài theo giá trị của vạch chia gần nhất so với đầu kia của ngón tay của tay trái hoặc tay phải tương ứng.
+ Bước 4: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo (VD: 132 cm)
Bài 4.8 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6:
Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau:
Trả lời:
|
Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 cm |
Thước kẻ có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm |
Thước dây có GHĐ 3 m và ĐCNN 1 cm |
||
Chiều dài bàn học ở lớp |
X |
|
X |
||
Đường kính của miệng cốc |
|
X |
|
||
Chiều dài của lớp học |
|
|
X |
- Để đo chiều dài bàn học ở lớp không dùng thước kẻ vì chiều dài bàn học khá lớn (khoảng từ 50-100 cm) nên dùng thước kẻ có GHĐ 30 cm sẽ phải đo nhiều lần, dẫn tới kết quả đo không chính xác.
- Để đo đường kính của miệng cốc không dùng thước thẳng và thước dây mà dùng thước kẻ vì:
+ Đường kính của miệng cốc khá nhỏ tầm 5-10 cm nên dùng thước kẻ có giới hạn đo là 30 cm vẫn đo được.
+ Thước kẻ có giới hạn đo nhỏ, khi sử dụng thước kẻ để đo sẽ dễ dàng hơn.
+ Thước kẻ có độ chia nhỏ nhất càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác. Do vậy, chọn thước có độ chia nhỏ nhất 1mm là hợp lí.
- Để đo chiều dài lớp học không dùng thước kẻ, thước thẳng vì chiều dài lớp học khá lớn (khoảng từ 10 -15 m) nên dùng thước kẻ có GHĐ 30 cm và thước thẳng có GHĐ 1 m sẽ phải đo rất nhiều lần, dẫn tới kết quả đo không chính xác.
Bài 4.9 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6:
- Một chiếc thước kẻ có giới hạn đo 50 cm.
Hãy tìm phương án đo chu vi của cái đĩa đó.
Trả lời:
Để đo chu vi của cái đĩa ta làm theo các bước sau:
- Bước 1: Dùng sợi chỉ quấn một vòng quanh đĩa
- Bước 2: Đánh dấu chiều dài một vòng của sợi chỉ bằng cách gập sợi chỉ tại vị trí đó.
- Bước 3: Dùng thước kẻ đo chiều dài sợi chỉ vừa đánh dấu. Kết quả đo chính là chu vi của đĩa.
Bài 4.10 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 6:
Trả lời:
Trong 3 bạn thì kết quả đo của bạn Nam là chính xác.
Vì thước có độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm nên không thể đo được các giá trị như 165,3 cm và 166,7 cm. Giá trị đo được phải chia hết cho độ chia nhỏ nhất.
Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ
Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 6 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Friends plus đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Bài tập Tiếng Anh 6 Friends plus theo Unit có đáp án