Giải KHTN 9 Bài 49 (Kết nối tri thức): Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 49: Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 9 Bài 49.

1 408 18/04/2024


Giải KHTN 9 Bài 49: Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc

Mở đầu trang 211 Bài 49 KHTN 9: Thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú, tuy nhiên các loài sinh vật cũng có nhiều đặc điểm chung. Bằng cách nào đã tạo ra sinh giới đa dạng như vậy? Những sinh vật hiện nay có phải là những loài khỏe nhất hay thông minh nhất không?

Trả lời:

- Sinh giới đa dạng do quá trình tiến hóa liên tục diễn ra dưới sự định hướng của chọn lọc tự nhiên.

- Những sinh vật hiện nay không phải là những loài khỏe nhất hay thông minh nhất mà là những loài thích nghi tốt với điều kiện hiện tại nơi nó sinh sống.

I. Khái niệm tiến hóa

Giải KHTN 9 trang 212

Hoạt động trang 212 KHTN 9: Quan sát Hình 49.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhận xét về sự thay đổi kích thước và hình thái xương chi ở ngựa qua thời gian.

2. Những thay đổi đó phù hợp với nơi sống và cách di chuyển của ngựa như thế nào?

Quan sát Hình 49.1, thực hiện các yêu cầu sau

Trả lời:

1. Sự thay đổi kích thước và hình thái xương chi ở ngựa qua thời gian như sau:

- Ở ngựa Eohippus: cơ thể nhỏ; xương chi nhỏ, ngắn, có 4 ngón.

- Ở ngựa Mesohippus: cơ thể lớn hơn; xương chi dài hơn, xương ngón ngắn lại, còn 3 ngón.

- Ở ngựa Merychippus: cơ thể lớn hơn; xương chi dài hơn ngựa Mesohippus, ngón phân hóa, ngón giữa phát triển to hơn 2 ngón còn lại.

- Ở ngựa Equus: cơ thể lớn hơn; xương chi còn 1 ngón, xương to hơn về chiều ngang và dài hơn so với các nhóm trước đó.

→ Qua thời gian, ngựa có kích thước lớn hơn, xương chi từ bốn ngón tiêu giảm còn một ngón.

2. Kích thước cơ thể và xương chi của ngựa thay đổi theo thời gian phù hợp với môi trường sống. Với môi trường sống là thảo nguyên rộng lớn, các cá thể ngựa có kích thước lớn hơn và chạy nhanh hơn sẽ thích nghi hơn. Sự thay đổi của ngựa hướng đến việc phi bước dài, sau nhiều thế hệ và thời gian, xương chi của ngựa chỉ có một ngón thay vì nhiều ngón để tiếp xúc.

II. Chọn lọc nhân tạo

Câu hỏi 1 trang 212 KHTN 9: Trong Hình 49.2, cây nào là nguồn gốc của các loại rau cải phổ biến ngày nay? Tại sao lại có nhiều loại rau cải như ngày nay?

Trong Hình 49.2, cây nào là nguồn gốc của các loại rau cải phổ biến ngày nay

Trả lời:

Cây mù tạc hoang dại là nguồn gốc của các loại rau cải phổ biến ngày nay. Hiện nay có nhiều loại rau cải vì con người tiến hành chọn lọc theo nhiều hướng khác nhau (chọn lá, chọn hoa,…), phù hợp mục đích của con người.

Câu hỏi 2 trang 212 KHTN 9: Mục đích chọn lọc của con người ở đối tượng trong Hình 49.3 là gì?

Mục đích chọn lọc của con người ở đối tượng trong Hình 49.3 là gì

Trả lời:

Mục đích chọn lọc của con người ở đối tượng trong Hình 49.3 là nâng cao khối lượng gà.

Câu hỏi 3 trang 212 KHTN 9: Kể tên ba loại cây trồng khác cũng đã được chọn lọc nhân tạo làm thực phẩm mà em biết.

Trả lời:

Ba loại cây trồng khác cũng đã được chọn lọc nhân tạo làm thực phẩm: giống chuối thường chọn lọc theo nhiều hướng cho ra chuối lùn, chuối cảnh, chuối ngự; chọn lọc các giống ngô từ cỏ teosinte; chọn lọc nhân tạo theo các tiêu chí khác nhau đã tạo ra khoảng 120 000 giống lúa hiện nay từ loài lúa hoang;…

III. Chọn lọc tự nhiên

Hoạt động trang 213 KHTN 9: Quan sát Hình 49.4, trả lời các câu hỏi sau:

1. Đặc điểm màu sắc thân của quần thể bướm thay đổi như thế nào khi màu thân cây bạch dương bị hóa sẫm do ô nhiễm khói công nghiệp?

2. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình hay kiểu gen?

3. Sự đa dạng màu sắc thân ở bướm do ô nhiễm môi trường hay do nguyên nhân nào khác?

Quan sát Hình 49.4, trả lời các câu hỏi sau

Trả lời:

1. Màu sắc thân của bướm thay đổi theo sự thay đổi của thân cây: thân cây trắng - bướm trắng; thân cây đen - bướm đen.

2. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, tuy nhiên khi các cá thể có kiểu hình thích nghi sống sót và sinh sản cao dẫn đến allele quy định kiểu hình thích nghi sẽ tăng lên qua các thế hệ.

3. Sự màu sắc thân của bướm thay đổi không phải do ô nhiễm môi trường. Yếu tố làm thay đổi màu sắc thân của bướm là chim ăn bướm. Ô nhiễm môi trường chỉ là yếu tố gián tiếp, khi ô nhiễm môi trường xảy ra làm các cá thể bướm có thân màu đen trở nên ưu thế, các cá thể mang đặc điểm thích nghi này sống sót và sinh sản nhiều dẫn đến tăng số lượng cá thể bướm đen trong quần thể.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 46: Đột biến nhiễm sắc thể

Bài 47: Di truyền học với con người

Bài 48: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

Bài 50: Cơ chế tiến hoá

Bài 51: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất

1 408 18/04/2024