Giải KHTN 9 Bài 39 (Kết nối tri thức): Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 39: Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 9 Bài 39.

1 1,128 16/04/2024


Giải KHTN 9 Bài 39: Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA

Giải KHTN 9 trang 170

Mở đầu trang 170 Bài 39 KHTN 9: Tế bào có khả năng sinh sản tạo ra những tế bào con giống tế bào mẹ ban đầu. Sự sinh sản của tế bào dựa trên cơ sở của quá trình nào?

Trả lời:

Sự sinh sản của tế bào dựa trên cơ sở của quá trình tái bản DNA. Qua quá trình tái bản DNA, từ một phân tử DNA ban đầu tạo ra 2 DNA con giống nhau và giống DNA ban đầu, đảm bảo cho quá trình truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể được ổn định và liên tục.

I. Qúa trình tái bản DNA

Hoạt động trang 170 KHTN 9: Quan sát Hình 39.1, thực hiện các yêu cầu sau:

Quan sát Hình 39.1, thực hiện các yêu cầu sau: Mô tả ba giai đoạn của quá trình tái bản DNA

1. Mô tả ba giai đoạn của quá trình tái bản DNA.

2. Nhận xét về kết quả của quá trình tái bản DNA.

Trả lời:

1. Ba giai đoạn của quá trình tái bản DNA là:

- Giai đoạn 1: DNA tháo xoắn tách thành hai mạch đơn.

- Giai đoạn 2: Các nucleotide tự do trong môi trường tế bào liên kết với các nucleotide trên mỗi mạch khuôn của DNA theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen.

- Giai đoạn 3: Hai mạch đơn gồm một mạch mới tổng hợp và một mạch khuôn xoắn trở lại với nhau, tạo ra hai phân tử DNA mới giống như phân tử DNA ban đầu.

2. Kết quả của quá trình tái bản DNA: Qua quá trình tái bản, từ một DNA ban đầu tạo ra 2 DNA mới có trình tự nucleotide giống nhau và giống DNA ban đầu. Trong mỗi phân tử DNA mới tạo thành có 1 mạch của DNA ban đầu và 1 mạch mới tổng hợp.

Giải KHTN 9 trang 171

Câu hỏi trang 171 KHTN 9: Một đoạn DNA có trình tự nucleotide trên hai mạch như sau:

Mạch 1: A-A-G-C-T-C-G-C-G-A-T-A-G-C-C

Mạch 2: T-T-C-G-A-G-C-G-C-T-A-T-C-G-G

a) Xác định trình tự nucleotide của hai DNA được tổng hợp từ đoạn DNA trên.

b) Nhận xét trình tự nucleotide giữa các DNA mới được tổng hợp và với DNA ban đầu.

Trả lời:

a) Trình tự nucleotide của hai DNA được tổng hợp từ đoạn DNA trên:

Mạch 1: A-A-G-C-T-C-G-C-G-A-T-A-G-C-C

Mạch 2: T-T-C-G-A-G-C-G-C-T-A-T-C-G-G

b) Nhận xét trình tự nucleotide giữa các DNA mới được tổng hợp và với DNA ban đầu: Hai DNA mới được tổng hợp có trình tự nucleotide giống nhau và giống DNA ban đầu.

Câu hỏi 2 trang 171 KHTN 9: Quá trình tái bản DNA có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa của quá trình tái bản của DNA: Quá trình tái bản DNA giúp tạo ra hai bản sao giống nhau và giống DNA ban đầu, đảm bảo quá trình truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể được ổn định liên tục.

II. Qúa trình phiên mã

Hoạt động trang 172 KHTN 9: Quan sát Hình 39.2, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả ba giai đoạn của quá trình phiên mã.

2. Quá trình phiên mã dựa trên mạch nào của DNA?

3. Phiên mã là gì?

Quan sát Hình 39.2, thực hiện các yêu cầu sau: Mô tả ba giai đoạn của quá trình phiên mã

Trả lời:

1. Ba giai đoạn của quá trình phiên mã lần lượt là:

- Giai đoạn 1 (Khởi đầu): Enzyme RNA polymerase bám vào vùng điều hoà làm gene tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’→ 5’ và bắt đầu tổng hợp mRNA tại vị trí đặc hiệu.

- Giai đoạn 2 (Kéo dài): Enzyme RNA polymerase trượt dọc theo mạch gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ và gắn các nucleotide trong môi trường nội bào liên kết với các nucleotide trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với C và C liên kết với G), để tổng hợp nên mRNA theo chiều 5’ → 3’. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gene đóng xoắn ngay lại.

- Giai đoạn 3 (Kết thúc): Khi enzyme di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại, phân tử RNA được giải phóng gồm một mạch, có chiều từ 5’ → 3’.

2. Quá trình phiên mã dựa trên mạch khuôn của DNA (mạch có chiều 3’ → 5’).

3. Phiên mã là quá trình tổng hợp các phân tử RNA dựa trên trình tự nucleotide trên mạch khuôn của gene.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng

Bài 41: Đột biến gene

Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Bài 43: Nguyên phân và giảm phân

Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

1 1,128 16/04/2024