Giải KHTN 9 Bài 22 (Kết nối tri thức): Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 9 Bài 22.

1 839 03/06/2024


Giải KHTN 9 Bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

Giải KHTN 9 trang 103

Mở đầu trang 103 Bài 22 KHTN 9: Hợp chất hữu cơ đóng vai trò thiết yếu cho sự sống phát triển. Số lượng hợp chất hữu cơ lớn hơn rất nhiều số lượng chất vô cơ và được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực phục vụ đời sống con người. Hợp chất hữu cơ là gì và có gì khác biệt về cấu tạo so với hợp chất vô cơ?

Trả lời:

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon, trừ carbon monoxide, carbon dioxide, các muối carbonate, …

* So sánh về cấu tạo của hợp chất hữu cơ với hợp chất vô cơ:

Hợp chất hữu cơ

Hợp chất vô cơ

- Được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố phi kim có độ âm điện khác nhau không nhiều. Thí dụ hay gặp nhất ngoài C là H, O, halogen, S, P…

- Liên kết trong hợp chất chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

- Được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố kim loại với phi kim. Ví dụ: NaCl, Mg(NO3)2

- Liên kết trong hợp chất chủ yếu là liên kết ion.

I. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Hoạt động trang 103 KHTN 9: Quan sát công thức của các hợp chất hữu cơ phổ biến trong Hình 22.1 và cho biết đặc điểm chung về thành phần nguyên tố của các phân tử hợp chất hữu cơ là gì.

Quan sát công thức của các hợp chất hữu cơ phổ biến trong Hình 22.1

Trả lời:

Đặc điểm chung về thành phần nguyên tố của các phân tử hợp chất hữu cơ trong hình 22.1 là đều chứa nguyên tố C và H.

Câu hỏi trang 104 KHTN 9: Hãy sắp xếp các hợp chất dưới đây thành hai nhóm: nhóm 1 gồm các hợp chất hữu cơ và nhóm 2 gồm các hợp chất vô cơ.

C6H6

H2SO4

C6H12O6

H2CO3

CaCO3

KNO3

C2H4

NaOH

Al2O3

CH3Cl

CH3OH

Trả lời:

Nhóm 1 gồm các hợp chất hữu cơ: C6H6, C6H12O6, C2H4, CH3Cl, CH3OH.

Nhóm 2 gồm các hợp chất vô cơ: H2SO4, H2CO3, CaCO3, KNO3, NaOH, Al2O3.

II. Công thức phân tử và công thức cấu tạo

Giải KHTN 9 trang 105

Hoạt động 1 trang 105 KHTN 9: Em hãy cho biết trong các công thức từ (1) đến (6) trong Hình 22.2. công thức nào là công thức phân tử và công thức nào là công thức cấu tạo?

Em hãy cho biết trong các công thức từ (1) đến (6) trong Hình 22.2

Trả lời:

Công thức cấu tạo: (2), (3), (5) và (6).

Công thức phân tử: (1) và (4).

Hoạt động 2 trang 105 KHTN 9: Hãy viết các công thức cấu tạo đầy đủ ở Hình 22.2 dưới dạng thu gọn.

Trả lời:

(2) CH3 – CH2 – CH2 – CH3

(3) CH – (CH­3)3

(5) CH3 – CH2 – OH

(6) CH3 – O – CH3

Hoạt động 3 trang 105 KHTN 9: So sánh công thức phân tử của:

a) Hợp chất (2) và (3);

b) Hợp chất (5) và (6).

Trả lời:

a) Công thức phân tử của hợp chất (2) là C4H10

Công thức phân tử của hợp chất (3) là C4H10

→ Công thức phân tử của hợp chất (2) và (3) giống nhau đều là C4H10.

b) Công thức phân tử của hợp chất (5) là C2H6O

Công thức phân tử của hợp chất (6) là C2H6O

→ Công thức phân tử của hợp chất (5) và (6) giống nhau đều là C2H6O.

III. Đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ

Giải KHTN 9 trang 106

Hoạt động 1 trang 106 KHTN 9: Quan sát các Hình 22.2, 22.3 và cho biết phân tử hợp chất hữu cơ có những dạng mạch carbon nào. Chỉ ra các công thức cấu tạo có cùng công thức phân tử. Giải thích tại sao nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau, tính chất khác nhau lại có cùng công thức phân tử.

Trả lời:

Phân tử hợp chất hữu cơ có những dạng mạch carbon sau:

- Mạch hở, không phân nhánh

- Mạch hở, phân nhánh

- Mạch vòng

* Hình 22.2

- Công thức cấu tạo (2) và (3) có cùng cùng công thức phân tử là C4H10.

- Công thức cấu tạo (5) và (6) có cùng cùng công thức phân tử là C2H6O.

* Hình 22.3

- Công thức cấu tạo (a) và (b) có cùng cùng công thức phân tử là C4H10.

* Giải thích

- Nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau, tính chất khác nhau, lại có cùng công thức phân tử vì trật tự liên kết và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là khác nhau.

Hoạt động 2 trang 106 KHTN 9: Sử dụng bộ mô hình lắp ghép phân tử, lắp ghép các công thức cấu tạo có thể có từ các công thức phân tử C4H10 và C3H6.

Trả lời:

Học sinh tự sử dụng mô hình lắp ghép phân tử, lắp ghép các công thức cấu tạo có thể có từ các công thức phân tử C4H10 và C3H6 trên lớp. Các em tham khảo một số hình sau:

C4H10

Sử dụng bộ mô hình lắp ghép phân tử, lắp ghép các công thức cấu tạo

C3H6

Sử dụng bộ mô hình lắp ghép phân tử, lắp ghép các công thức cấu tạo

IV. Phân loại hợp chất hữu cơ

Câu hỏi trang 106 KHTN 9: Sắp xếp các chất sau đây vào một trong hai nhóm: hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon: CH4, CH¬3Cl, CH2 = CH2, CH3CH2OH, CH3COOH, CH3NH2, CH3CH2CH3, CH3CH = CH2, CH3COOCH2CH3.

Trả lời:

Nhóm hydrocarbon: CH4, CH2 = CH2, CH3CH2CH3, CH3CH = CH2.

Nhóm dẫn xuất của hydrocarbon: CH­3Cl, CH3CH2OH, CH3COOH, CH3NH2, CH3COOCH2CH3.

Em có thể trang 106 KHTN 9: Phân biệt được hợp chất vô cơ và hữu cơ.

Trả lời:

Hợp chất hữu cơ

Hợp chất vô cơ

- Được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố phi kim có độ âm điện khác nhau không nhiều. Thí dụ hay gặp nhất ngoài C là H, O, halogen, S, P…

- Liên kết trong hợp chất chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

- Được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố kim loại với phi kim. Ví dụ: NaCl, Mg(NO3)2

- Liên kết trong hợp chất chủ yếu là liên kết ion.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 23: Alkane

Bài 24: Alkene

Bài 25: Nguồn nhiên liệu

Bài 26: Ethylic alcohol

Bài 27: Acetic acid

1 839 03/06/2024