Giải KHTN 9 Bài 43 (Kết nối tri thức): Nguyên phân và giảm phân

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 43: Nguyên phân và giảm phân sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 9 Bài 43.

1 671 17/04/2024


Giải KHTN 9 Bài 43: Nguyên phân và giảm phân

Giải KHTN 9 trang 186

Mở đầu trang 186 Bài 43 KHTN 9: Tại sao từ một quả trứng gà ban đầu chỉ chứa một tế bào hợp tử, sau thời gian được gà mẹ ấp sẽ nở ra một gà con gồm hàng tỉ tế bào?

Trả lời:

Từ một quả trứng gà ban đầu chỉ chứa một tế bào hợp tử, sau thời gian được gà mẹ ấp sẽ nở ra một gà con gồm hàng tỉ tế bào vì: Trong thời gian được gà mẹ ấp, tế bào hợp tử trong trứng nguyên phân liên tiếp và biệt hóa sẽ tạo ra số lượng lớn tế bào hình thành các cơ quan như mắt, da, lông,… và dần hình thành gà con hoàn chỉnh.

I. Nguyên phân

Hoạt động trang 186 KHTN 9: Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 43.1, thực hiện các yêu cầu sau:

Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 43.1, thực hiện các yêu cầu sau

1. Cho biết từ một tế bào mẹ, qua một lần nguyên phân tạo ra bao nhiêu tế bào con.

2. So sánh bộ NST ở các tế bào con với bộ NST ở tế bào mẹ.

3. Cho biết nguyên phân là gì.

Trả lời:

1. Từ một tế bào mẹ, qua một lần nguyên phân tạo ra hai tế bào con.

2. So sánh bộ NST ở các tế bào con với bộ NST ở tế bào mẹ: Các tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.

3. Khái niệm nguyên phân: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào mà trong đó các tế bào con được tạo ra có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.

Giải KHTN 9 trang 187

Câu hỏi trang 187 KHTN 9: Nêu thêm ví dụ về nguyên phân mà em biết.

Trả lời:

Một số ví dụ khác về nguyên phân:

- Sự hình thành chồi bên ở thực vật.

- Sự tái sinh đuôi mới thay cho đuôi bị đứt ở thạch sùng.

- Sự sinh sản ở thủy tức: Các tế bào ở bề mặt của thủy tức trải qua nguyên phân và tạo thành một khối tế bào được gọi là một chồi. Nguyên phân sẽ tiếp tục trong các tế bào chồi và nhờ vậy, chồi này sẽ phát triển thành một cá thể mới.

- Khi bị thương, tế bào ở tầng tế bào sống của da nguyên phân liên tục để tạo ra các tế bào mới giúp làm lành vết thương.

- Khi nuôi cấy mô thực vật, các tế bào trong mô nguyên phân liên tiếp và biệt hóa tạo ra số lượng lớn tế bào hình thành các cơ quan để tạo ra cây hoàn chỉnh.

II. Giảm phân

Hoạt động trang 187 KHTN 9: Quan sát Hình 43.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

Quan sát Hình 43.2 và thực hiện các yêu cầu sau: Cho biết từ một tế bào mẹ

1. Cho biết từ một tế bào mẹ, qua giảm phân tạo ra bao nhiêu tế bào con.

2. So sánh bộ NST ở các tế bào con so với bộ NST ở tế bào mẹ.

3. Cho biết giảm phân là gì.

Trả lời:

1. Từ một tế bào mẹ, qua giảm phân tạo ra bốn tế bào con.

2. So sánh bộ NST ở các tế bào con so với bộ NST ở tế bào mẹ: Bộ NST ở các tế bào con giảm đi một nửa so với bộ NST ở tế bào mẹ.

3. Khái niệm giảm phân: Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở các tế bào tham gia sinh sản hữu tính, từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra bốn tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa, các tế bào con chứa tổ hợp NST khác nhau.

Giải KHTN 9 trang 188

Câu hỏi trang 188 KHTN 9: Nêu thêm ví dụ về giảm phân mà em biết.

Trả lời:

Một số ví dụ khác về giảm phân:

- Sự hình thành hạt phấn (giao tử đực) trong nón đực của cây thông.

- Sự hình thành tinh trùng (giao tử đực) trong tinh hoàn của gà trống.

- Sự hình thành trứng (giao tử cái) trong buồng trứng của các loài thú.

Câu hỏi trang 188 KHTN 9: Quan sát Hình 43.3 kết hợp kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

Quan sát Hình 43.3 kết hợp kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau

1. Thế hệ F1 có bao nhiêu loại kiểu gene và kiểu hình mới được tạo thành do tổ hợp lại các allele của bố mẹ?

2. Những quá trình nào đã làm xuất hiện các biến dị tổ hợp ở phép lai này? Giải thích.

Trả lời:

1. Quan sát Hình 43.3, thế hệ F1 có 4 loại kiểu gene (AABb, AAbb, aaBb, aabb) và 2 loại kiểu hình (thân thấp, hoa tím; thân thấp, hoa trắng) mới được tạo thành do tổ hợp lại các allele của bố mẹ.

2. Có 2 quá trình làm xuất hiện biến dị tổ hợp ở phép lai này:

- Trong giảm phân, các cặp NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau trong các giao tử, do đó các cặp gene trên các cặp NST tương đồng cũng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau trong các giao tử, mỗi giao tử mang tổ hợp các allele khác nhau.

- Trong thụ tinh, giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, qua đó các allele cũng tổ hợp với nhau một các ngẫu nhiên trong các hợp tử, nhờ đó làm xuất hiện nhiều tổ hợp gene mới không có ở thế hệ bố mẹ.

III. Phân biệt nguyên phân, giảm phân và mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân

Giải KHTN 9 trang 189

Hoạt động trang 189 KHTN 9: Cho các từ khóa sau: bộ NST n; bộ NST 2n; khác tế bào mẹ; giống tế bào mẹ; hai tế bào con; bốn tế bào con; tế bào sinh dưỡng; tế bào sinh dục giai đoạn chín.

Dựa vào kiến thức đã học, sử dụng các từ khóa đã cho để hoàn thành vào vở bảng phân biệt nguyên phân, giảm phân theo mẫu Bảng 43.1.

Bảng 43.1. Phân biệt nguyên phân, giảm phân

Nội dung phân biệt

Nguyên phân

Giảm phân

Tế bào thực hiện phân bào

?

?

Kết quả phân bào từ một tế bào mẹ (2n)

?

?

Số lượng NST trong tế bào con

?

?

Các tế bào con có bộ NST giống hay khác nhau

?

?

Trả lời:

Bảng 43.1. Phân biệt nguyên phân, giảm phân

Nội dung phân biệt

Nguyên phân

Giảm phân

Tế bào thực hiện phân bào

Tế bào sinh dưỡng

Tế bào sinh dục

giai đoạn chín

Kết quả phân bào từ một tế bào mẹ (2n)

Hai tế bào con

Bốn tế bào con

Số lượng NST trong tế bào con

Bộ NST 2n

Bộ NST n

Các tế bào con có bộ NST giống hay khác nhau

Giống tế bào mẹ

Khác tế bào mẹ

Câu hỏi 1 trang 189 KHTN 9: Nêu mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân trong sinh sản hữu tính.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân trong sinh sản hữu tính:

- Trong sinh sản hữu tính, nhờ giảm phân, các giao tử đực và cái được sinh ra có bộ NST giảm đi một nửa (mang bộ NST đơn bội) so với các tế bào của cơ thể bố mẹ. Sự kết hợp giữa giao tử đực (n) và giao tử cái (n) trong thụ tinh đã khôi phục lại bộ NST 2n trong các hợp tử được tạo thành.

- Thông qua nguyên phân, bộ NST 2n trong hợp tử được di truyền cho các thế hệ tế bào con. Kết hợp với sự biệt hóa tế bào đã hình thành các mô, cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể mang bộ NST 2n đặc trưng của loài.

Câu hỏi 2 trang 189 KHTN 9: Đúng hay sai khi nói rằng NST vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể? Giải thích

Trả lời:

- NST vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.

- Giải thích:

+ Về cấu trúc, NST được cấu tạo từ DNA, do đó trong nhân tế bào, các gene được sắp xếp trong các NST. Vì vậy, NST là vật chất mang thông tin di truyền.

+ Trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, nhờ các quá trình nhân đôi, phân li và tổ hợp của các NST mà bộ NST mang thông tin di truyền của loài được truyền đạt cho các thế hệ tế bào của cơ thể và các thế hệ con cháu. Vì vậy, NST là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.

IV. Ứng dụng của nguyên phân và giảm phân trong thực tiễn

Câu hỏi trang 190 KHTN 9: Quan sát Hình 43.5, cho biết công nghệ nào ứng dụng nguyên phân, công nghệ nào ứng dụng giảm phân và thụ tinh.

Quan sát Hình 43.5, cho biết công nghệ nào ứng dụng nguyên phân, công nghệ nào ứng dụng

Trả lời:

Dựa vào Hình 43.5, ta thấy:

- Công nghệ ứng dụng nguyên phân gồm: (a) Nuôi cấy mô thực vật giúp nhân số lượng cây lớn cùng kiểu gene, (b) Nuôi cấy tế bào phôi tạo ngân hàng tế bào gốc sử dụng trong điều trị bệnh ở người, (d) Nuôi cấy tế bào ung thư phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Công nghệ ứng dụng giảm phân và thụ tinh: (c) Thụ tinh trong ống nghiệm phục vụ chuyên khoa y học hiếm muộn.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Bài 45: Di truyền liên kết

Bài 46: Đột biến nhiễm sắc thể

Bài 47: Di truyền học với con người

Bài 48: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

1 671 17/04/2024