Giải KHTN 9 Bài 41 (Kết nối tri thức): Đột biến gene

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 41: Đột biến gene sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 9 Bài 41.

1 888 16/04/2024


Giải KHTN 9 Bài 41: Đột biến gene

Giải KHTN 9 trang 178

Mở đầu trang 178 Bài 41 KHTN 9: Bằng các kĩ thuật tác động vào cấu trúc của gene, các nhà khoa học đã tạo ra giống cà chua đột biến gene có hàm lượng gamma aminobutyric acid (GABA) trong quả cao hơn khoảng 5 – 6 lần so với cà chua trong tự nhiên. Đột biến gene là gì và có ý nghĩa, tác hại như thế nào đối với con người?

Trả lời:

- Khái niệm: Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene.

- Ý nghĩa của đột biến gene:

+ Đối với đa dạng sinh học: Đột biến gene làm xuất hiện nhiều allele mới. Qua giao phối sẽ xuất hiện nhiều loại kiểu gene và kiểu hình mới, góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học.

+ Đối với thực tiễn: Sử dụng tác nhân vật lí, hóa học và kĩ thuật di truyền để chủ động gây đột biến gene trên nhiều đối tượng sinh vật phục vụ cho công tác tạo giống mới.

- Tác hại của đột biến gene: Đa số đột biến gene là lặn và có hại cho thể đột biến, làm phá vỡ sự hài hòa trong kiểu gene, ảnh hưởng đến quá trình sinh lí, sinh hóa trong tế bào khiến cơ thể dễ mắc các bệnh, tật di truyền.

I. Khái niệm đột biến gene

Hoạt động trang 178 KHTN 9: Quan sát Hình 41.1, trả lời các câu hỏi sau:

Quan sát Hình 41.1, trả lời các câu hỏi sau: Các allele đột biến số 1, số 2 và số 3 có thay đổi gì

1. Các allele đột biến số 1, số 2 và số 3 có thay đổi gì so với allele kiểu dại?

2. Đột biến gene là gì?

3. Đột biến gene gồm những dạng nào?

Trả lời:

1. Những thay đổi của các allele đột biến so với kiểu dại là:

- Allele 1 có số cặp nucleotide ít hơn so với allele kiểu dại 1 cặp (mất 1 cặp nucleotide).

- Allele 2 có số cặp nucleotide nhiều hơn so với allele kiểu dại 1 cặp (thêm 1 cặp nucleotide).

- Allele 3 và allele kiểu dại có số cặp nucleotide bằng nhau, tuy nhiên, so với allele kiểu dại, allele số 3 bị thay thế cặp A – T bằng cặp G – C (thay thế 1 cặp nucleotide).

2. Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene liên quan đến một hay một số cặp nucleotide.

3. Có ba dạng đột biến gene thường gặp: mất một cặp nucleotide, thêm một cặp nucleotide, thay thế một cặp nucleotide.

II. Ý nghĩa và tác hại của đột biến gene

Câu hỏi trang 179 KHTN 9: Từ các allele đột biến: IA, IB, IO, viết các kiểu gene quy định nhóm máu ở người.

Trả lời:

Từ các allele đột biến: IA, IB, IO, có thể viết được các kiểu gene quy định nhóm máu ở người như sau:

- Nhóm máu A gồm 2 kiểu gen IAIA, IAIO.

- Nhóm máu B gồm 2 kiểu gen IBIB, IBIO.

- Nhóm máu AB có kiểu gen IAIB.

- Nhóm máu O có kiểu gen IOIO.

Giải KHTN 9 trang 180

Hoạt động 1 trang 180 KHTN 9: Đúng hay sai khi cho rằng đột biến gene vừa có lợi vừa có hại? Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Đột biến gene vừa có lợi vừa có hại là đúng.

- Lấy ví dụ chứng minh:

+ Ví dụ đột biến gene có lợi: hoa lan đột biến gene mang lại giá trị kinh tế cao; giống lúa CM5 mang gene bị đột biến cấu trúc làm xuất hiện những tính trạng tốt như: năng suất cao, chịu rét, chống chịu sâu bệnh khá, chịu mặn tốt; đột biến gene kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng là đột biến có lợi trong môi trường có thuốc trừ sâu;…

+ Ví dụ đột biến gene có hại: đột biến gen kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng có thể là có hại trong môi trường không có thuốc trừ sâu; đột biến gene gây dị tật ở động vật như vịt ba chân, lợn hai đầu,…; đột biến gene gây nhiều bệnh ở người như bệnh bạch tạng, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh động kinh, bệnh mù màu, bệnh máu khó đông,…;…

Hoạt động 2 trang 180 KHTN 9: Quan sát Hình 41.2, cho biết thể đột biến nào có lợi, thể đột biến nào không có lợi đối với con người.

Quan sát Hình 41.2, cho biết thể đột biến nào có lợi, thể đột biến nào không có lợi đối với con người

Trả lời:

Theo Hình 41.2:

- Đột biến có lợi cho con người là: ngô ngọt đột biến gene có hàm lượng đường trong hạt cao (b).

- Đột biến có hại cho con người là: lợn đột biến gene song sinh dính liền thân (a), củ cải đường đột biến gene, lá có nhiều vùng đốm trắng do thiếu diệp lục (c).

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Bài 43: Nguyên phân và giảm phân

Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Bài 45: Di truyền liên kết

Bài 46: Đột biến nhiễm sắc thể

1 888 16/04/2024