Giải Địa lí 10 Bài 39 (Kết nối tri thức): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Với giải bài tập Địa lí 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 39.

1 558 lượt xem
Tải về


Giải Địa lí lớp 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Mở đầu trang 108 Địa lí 10: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội loài người?

Trả lời:

* Môi trường:

- Khái niệm: Bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người.

- Vai trò

+ Là không gian sống của con người

+ Là nguồn cung cấp tài nguyên cho sản xuất và đời sống con người

+ Nơi chứa đựng chất thải ra con người tạo ra

+ Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin

* Tài nguyên thiên nhiên:

- Khái niệm: Là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, phục vụ cuộc sống.

- Vai trò:

+ Là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất

+ Là cơ sở tích lũy vốn và phát triển ổn định

1. Môi trường

Câu hỏi trang 108 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục a, trình bày khái niệm và đặc điểm của môi trường

Trả lời:

* Khái niệm:

- Bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người.

- Có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người và tài nguyên.

* Đặc điểm:

- Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và phát triển của con người gồm:

+ Môi trường tự nhiên: nước, đất, không khí, sinh vật…

+ Môi trường xã hội: Quan hệ giữa con người với con người (luật lệ, phong tục…)

+ Môi trường nhân tạo: Các yếu tố do con người tạo ra (đô thị, cơ sở hạ tầng…)

- Môi trường có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người

Câu hỏi 1 trang 109 Địa lí 10:

1. Dựa vào thông tin mục b, hãy phân tích vai trò của môi trường đối với con người.

2. Môi trường bị ô nhiễm, thoái hóa sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con người.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Vai trò của môi trường

- Là không gian sống của con người. Ví dụ: Con người sinh sống cần các môi trường tự nhiên như đất, nước… và có các luật lệ, phong tục mà con người cần tuân theo.

- Là nguồn cung cấp tài nguyên cho sản xuất và đời sống con người. Ví dụ: Môi trường cung cấp tài nguyên khoáng sản (than, dầu mỏ…), tài nguyên sinh vật (cá, tôm, rau, hoa quả…), tài nguyên đất, nước

- Nơi chứa đựng chất thải ra con người tạo ra. Ví dụ: Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người tạo ra chất thải (nước thải, khí thải, rác…) và thải ra các môi trường đất, nước, không khí.

- Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin. Ví dụ: các hóa thạch từ hàng trăm triệu năm trước cung cấp thông tin lịch sử, quan sát sự thay đổi của một số sinh vật con người cũng có thể dự báo được tương lai.

Yêu cầu số 2: Môi trường bị ô nhiễm, suy thoái sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống con người là:

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh hiểm nghèo: ung thư, dịch bệnh truyền nhiễm…

- Xuất hiện nhiều hơn các thiên tai cực đoan: bão, lũ, hạn hán

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái.

- Làm biến đổi khí hậu, suy giảm cạn kiệt nguồn tài nguyên, gây ra đói nghèo.

- Gây thiệt hại cho mĩ quan đô thị, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

2. Tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi 2 trang 109 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục a, trình bày khái niệm, đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên

Trả lời:

- Khái niệm: Là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, phục vụ cuộc sống.

- Đặc điểm:

+ Phân bố không đồng đều theo không gian.

+ Tài nguyên có giá trị cao thường hình thành trong quá trình lâu dài.

+ Tài nguyên đa dạng.

+ Phân loại, gồm: tài nguyên thiên nhiên vô hạn và tài nguyên thiên nhiên hữu hạn

Câu hỏi trang 110 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục b hãy phân tích vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.

Trả lời:

- Là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất. Ví dụ: Tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, than…) là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp mỗi quốc gia.

- Là cơ sở tích lũy vốn và phát triển ổn định

+ Một số quốc gia rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác tài nguyên thô để bán. Ví dụ: Việt Nam hầu hết đều là xuất khẩu dầu thô do chưa có nhiều nhà máy lọc dầu

+ Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc giá khác, tạo cơ hội kinh tế phát triển ổn định. Ví dụ: Các quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu tài nguyên của các quốc gia khác, bị ảnh hưởng lớn từ giá thành và chính sách của các quốc gia (giá dầu mỏ, giá kim loại…)

Luyện tập trang 110 Địa lí 10: Dựa vào khả năng tái sinh, hãy phân loại các tài nguyên thiên nhiên sau: Kim loại, thực vật, khí thiên nhiên, nước, gió, than đá, đất

Trả lời:

- Tài nguyên có thể tái tạo: thực vật, nước, gió, đất

- Tài nguyên không thể tái tạo: kim loại, khí thiên nhiên, than đá

Vận dụng trang 110 Địa lí 10: Tìm hiểu về vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp của Việt Nam

Trả lời:

- Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản: Than đá, dầu mỏ, bô xít, sắt, đồng, apatit…

- Khoáng sản là nguồn nhiên liệu chính của rất nhiều ngành công nghiệp quan trọng ở Việt Nam phải kể đến như: Quặng sắt được sử dụng trong ngành luyện kim và cơ khí, than đá, dầu mỏ khí gas… dùng trong ngành công nghiệp khí đốt và nhiệt điện phục vụ cuộc sống và cung cấp năng lượng cho nhiều ngành khác. Hay như đá vôi là nguyên liệu chính làm ra xi măng, đây chính là nguyên liệu quan trọng trong xây dựng.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 40: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Bài 1: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

1 558 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: