Giải Địa lí 10 Bài 29 (Kết nối tri thức): Địa lí một số ngành công nghiệp

Với giải bài tập Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 29.

1 4,113 07/10/2024
Tải về


Giải Địa lí lớp 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

Mở đầu trang 81 Địa lí 10: Kể tên một số ngành công nghiệp mà em biết. Các ngành công nghiệp đó khác nhau ở những điểm chính nào?

Trả lời:

- Một số ngành công nghiệp: Công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai thác dầu, công nghiệp khai thác kim loại, công nghiệp cơ khí, công nghiệp thực phẩm…

- Các ngành công nghiệp đó khác nhau ở vai trò, đặc điểm, sản phẩm, sự phân bố

1. Vai trò, đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp

Câu hỏi trang 82 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 29.1 hãy trình bày vai trò, đặc điểm và giải thích sự phân bố của công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí, khai thác quặng kim loại.

Trả lời:

a. Công nghiệp khai thác than

- Vai trò:

+ Là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản.

+ Làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp điện, luyện kim,… nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất

- Đặc điểm:

+ Xuất hiện từ rất sớm, gắn với cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất.

+ Quá trình xử dụng gây tác động xấu đến môi trường

- Sản lượng khai thác: 3.7 tỉ tấn năm 1980 lên 7.9 tỉ tấn năm 2019.

- Phân bố chủ yếu ở: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, In-đô-nê-xi-a, Liên Bang Nga…

b. Cồng nghiệp khai thác dầu khí

- Vai trò:

+ Là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản, được sử dụng rộng rãi.

+ Nguyên liệu sản xuất hóa phẩm, dược phẩm.

+ Xuất khẩu thu ngoại tệ

- Đặc điểm:

+ Khai thác phụ thuộc vào tiến bộ kĩ thuật khoan sâu.

+ Sản lượng, giá thành có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế thế giới.

+ Việc khai thác và sử dụng có ảnh hưởng tới môi trường, tác động tới biến đổi khí hậu.

- Sản lượng khai thác: 4.5 tỉ tấn năm 2019

- Phân bố:

+ Khai thác dầu: Ả - rập Xê-út, Iran, Hoa Kì...

+ Khai thác khí tự nhiên: Hoa Kì, Nga, Ka-ta, Iran…

c. Công nghiệp khai thác quặng kim loại

- Vai trò:

+ Phát triển gắn với quá trình công nghiệp hóa trên thế giới

+ Được sử dụng để sản xuất máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng…

- Đặc điểm:

+ Chia làm các nhóm như: kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, kim loại hiếm…

+ Việc khai thác thiếu quy hoạch khiến cạn kiệt quặng kim loại, ô nhiễm môi trường.

- Phân bố:

+ Sắt: Liên Bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin…

+ Bô-xit: Ox-trây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin.

+ Đồng: Chi-lê, Hoa Kì, Liên Bang Nga, Ca-na-đa…

2. Công nghiệp điện lực

Câu hỏi trang 83 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 2 và hình 29.2 hãy trình bày vai trò, đặc điểm và giải thích sự phân bố của công nghiệp điện lực

Trả lời:

- Vai trò:

+ Cơ sở tiến hành cơ khí hóa, tự động hóa sản xuất.

+ Đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.

+ Sản lượng điện bình quân đầu người là thước đo đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Các nước có cơ cấu điện khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kĩ thuật, chính sách phát triển.

+ Đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt hệ thống dây truyền tải điện.

+ Sản phẩm không lưu trữ được.

- Phân bố: Tập trung ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Ấn Độ, Ca-na-da, Đức, Hàn Quốc…) do nhu cầu cao trong sản xuất và đời sống.

3. Công nghiệp điện tử, tin học

Câu hỏi trang 84 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 3, trình bày vai trò, đặc điểm và giải thích sự phân bố của ngành điện tử tin học.

Trả lời:

- Vai trò:

+ Có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo ra thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, trong đời sống xã hội, hỗ trợ cải tạo và bảo vệ tự nhiên.

+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều nước, đem lại giá trị cao.

+ Là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Gồm công nghiệp điện tử (máy tính, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông…) và tin học (phần mềm, ứng dụng…)

+ Là ngành công nghiệp trẻ.

+ Đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.

+ Sản phẩm phong phú đa dạng, thay đổi chất lượng, mẫu mã theo hướng hiện đại hóa

+ Ngành ít gây ô nhiễm môi trường.

- Phân bố: Tập trung hầu hết ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ…) do các nước này có nguồn lao động có trình độ và trình độ phát triển kinh tế cao.

4. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Câu hỏi trang 85 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 4 và hình 29.3, trình bày vai trò, đặc điểm và giải thích của phân bố của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Trả lời:

- Vai trò:

+ Sản xuất ra hàng hóa thông dụng, phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân và xuất khẩu.

+ Tận dụng nguồn lao động tại chỗ.

+ Huy động sức mạnh các thành phần kinh tế.

- Đặc điểm:

+ Vốn đầu tư ít, hoàn vốn nhanh.

+ Thời gian xây dựng hạ tầng ngắn.

+ Quy trình sản xuất đơn giản.

+ Chịu ảnh hưởng từ nhân công, nguyên liệu, thị trường.

+ Dễ gây ô nhiễm môi trường nước, không khí

- Phân bố: Rộng rãi ở tất các cả nước do quốc gia nào cũng cần có ngành công nghiệp này, đặc biệt những nước có lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ lớn (Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, EU, Nhật Bản, Băng-la-đét, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Pa-ki-xtan…)

5. Công nghiệp thực phẩm

Câu hỏi trang 85 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 5 và hình 29.3, hãy trình bày vai trò, đặc điểm và giải thích sự phân bố ngành công nghiệp thực phẩm.

Trả lời:

- Vai trò:

+ Cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn, uống của con người.

+ Thay đổi chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

+ Tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu.

+ Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Đặc điểm:

+ Sản phẩm phong phú đa dạng.

+ Nguyên liệu chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

+ Yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng trong chế biến và bảo quản.

- Phân bố: có mặt ở các quốc gia do nhu cầu có ở mọi quốc gia nhưng phát triển nhất ở những nước có nguồn nguyên liệu dồi dào (Trung Quốc, Hoa Kì, các nước EU, Ôx-trây-li-a…)

Luyện tập trang 85 Địa lí 10: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 29. Sản lượng dầu mỏ và điện thế giới, giai đoạn 2000-2019

2000

2010

2015

2019

Dầu mỏ (triệu tấn)

3605.5

3983.4

4362.9

4484.5

Điện (tỉ KWh)

15555.3

21570.7

24266.3

27004.7

Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu mỏ và điện của thế giới, giai đoạn 2000-2019. Nêu nhận xét.

Trả lời:

- Vẽ biểu đồ cột

- Nhận xét:

+ Sản lượng điện của thế giới tăng mạnh qua các năm, từ 15555.3 tỉ KWh năm 2000 lên 27004.7 tỉ KWh năm 2019, tăng 11449.4 tỉ KWh.

+ Sản lượng dầu mỏ thế giới giai đoạn 2000 – 2019 tăng chậm hơn so với sản lượng điện, tăng từ 3605.5 triệu tấn lên 4484.5 triệu tấn, tăng 879 triệu tấn.

Vận dụng trang 85 Địa lí 10: Tìm hiểu và kể tên một số sản phẩm chính của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm của Việt Nam được xuất khẩu.

Trả lời:

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Quần áo, giày dép các loại, sản phẩm gốm sứ, đồ chơi, sản phẩm từ cói, mây tre…

- Công nghiệp thực phẩm: Bánh kẹo, miến, phở, hoa quả sấy, thủy sản đông lạnh, nước mắm…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

Bài giảng Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

1. Công nghiệp khai thác than, dầu khí, quặng kim loại

a. Công nghiệp khai thác than

- Vai trò:

+ Là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản.

+ Làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp điện, luyện kim,… nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất

- Đặc điểm:

+ Xuất hiện từ rất sớm, gắn với cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất.

+ Quá trình xử dụng gây tác động xấu đến môi trường

- Sản lượng khai thác: 3.7 tỉ tấn năm 1980 lên 7.9 tỉ tấn năm 2019.

- Phân bố chủ yếu ở: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, In-đô-nê-xi-a, Liên Bang Nga…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)
Khai thác than

b. Công nghiệp khai thác dầu khí

- Vai trò:

+ Là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản, được sử dụng rộng rãi.

+ Nguyên liệu sản xuất hóa phẩm, dược phẩm.

+ Xuất khẩu thu ngoại tệ

- Đặc điểm:

+ Khai thác phụ thuộc vào tiến bộ kĩ thuật khoan sâu.

+ Sản lượng, giá thành có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế thế giới.

+ Việc khai thác và sử dụng có ảnh hưởng tới môi trường, tác động tới biến đổi khí hậu.

- Sản lượng khai thác: 4.5 tỉ tấn năm 2019

- Phân bố:

+ Khai thác dầu: Ả - rập Xê-út, Iran, Hoa Kì...

+ Khai thác khí tự nhiên: Hoa Kì, Nga, Ka-ta, Iran…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Khai thác dầu khí

c. Công nghiệp khai thác quặng kim loại

- Vai trò:

+ Phát triển gắn với quá trình công nghiệp hóa trên thế giới

+ Được sử dụng để sản xuất máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng…

- Đặc điểm:

+ Chia làm các nhóm như: kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, kim loại hiếm…

+ Việc khai thác thiếu quy hoạch khiến cạn kiệt quặng kim loại, ô nhiễm môi trường.

- Phân bố:

+ Sắt: Liên Bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin…

+ Bô-xit: Ox-trây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin.

+ Đồng: Chi-lê, Hoa Kì, Liên Bang Nga, Ca-na-đa…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ phân bố công nghiệp khai thác than, khai thác dầu, khai thác quặng kim loại trên thế giới năm 2019

2. Công nghiệp điện lực

- Vai trò:

+ Cơ sở tiến hành cơ khí hóa, tự động hóa sản xuất.

+ Đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.

+ Sản lượng điện bình quân đầu người là thước đo đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Các nước có cơ cấu điện khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kĩ thuật, chính sách phát triển.

+ Đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt hệ thống dây truyền tải điện.

+ Sản phẩm không lưu trữ được.

- Phân bố: Tập trung ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Ấn Độ, Ca-na-da, Đức, Hàn Quốc…) do nhu cầu cao.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ một số nhà máy điện và sản lượng bình quân đầu người trên thế giới năm 2019

3. Công nghiệp điện tử tin học

- Vai trò:

+ Có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo ra thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, trong đời sống xã hội, hỗ trợ cải tạo và bảo vệ tự nhiên.

+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều nước, đem lại giá trị cao.

+ Là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Gồm công nghiệp điện tử (máy tính, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông…) và tin học (phần mềm, ứng dụng…)

+ Là ngành công nghiệp trẻ.

+ Đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.

+ Sản phẩm phong phú đa dạng, thay đổi chất lượng, mẫu mã theo hướng hiện đại hóa

+ Ngành ít gây ô nhiễm môi trường.

- Phân bố: Tập trung hầu hết ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển (Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ…)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Công nghiệp điện tử tin học

4. Công nghiệp hành tiêu dùng

- Vai trò:

+ Sản xuất ra hàng hóa thông dụng, phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân và xuất khẩu.

+ Tận dụng nguồn lao động tại chỗ.

+ Huy động sức mạnh các thành phần kinh tế.

- Đặc điểm:

+ Vốn đầu tư ít, hoàn vốn nhanh.

+ Thời gian xây dựng hạ tầng ngắn.

+ Quy trình sản xuất đơn giản.

+ Chịu ảnh hưởng từ nhân công, nguyên liệu, thị trường.

+ Dễ gây ô nhiễm môi trường nước, không khí

- Phân bố: Rộng rãi ở tất các cả nước, đặc biệt những nước có lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ lớn (Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, EU, Nhật Bản, Băng-la-đét, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Pa-ki-xtan…)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm trên thế giới năm 2019

5. Công nghiệp thực phẩm

- Vai trò:

+ Cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn, uống của con người.

+ Thay đổi chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

+ Tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu.

+ Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Đặc điểm:

+ Sản phẩm phong phú đa dạng.

+ Nguyên liệu chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

+ Yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng trong chế biến và bảo quản.

- Phân bố: có mặt ở các quốc gia nhưng phát triển nhất ở những nước có nguồn nguyên liệu dồi dào (Trung Quốc, Hoa Kì, các nước EU, Ôx-trây-li-a…)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Công nghiệp thực phẩm

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

Bài 32: Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu một vấn đề công nghiệp

Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

1 4,113 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: