Giải Địa lí 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Quy mô dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số thế giới

Với giải bài tập Địa lí 10 Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số thế giới sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 19.

1 2750 lượt xem


Giải Địa lí lớp 10 Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số thế giới

Mở đầu trang 55 Địa lí 10: Gia tăng dân số diễn ra như thế nào? Cơ cấu dân số thường đề cập đến những yếu tố nào?

Trả lời:

- Gia tăng dân số bao gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.

- Gia tăng dân số phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên và môi trường sống, điều kiện kinh tế xã hội (trình độ kinh tế, tập quán, chính sách…)

- Cơ cấu dân số gồm:

+ Cơ cấu dân số sinh học (cơ cấu dân số theo giới tính và theo độ tuổi)

+ Cơ cấu dấn số xã hội (cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, theo lao động…)

1. Quy mô dân số

Câu hỏi trang 55 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 1 và bảng 19 hãy trình bày đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới

Giải Địa lí 10 Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số thế giới - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới:

+ Từ khoảng giữa thế kỉ XX, dân số tăng rất nhanh (bùng nổ dân số)

+ Năm 2020: Dân số thế giới là 7.8 tỉ người, dự báo 2050 là 9.7 tỉ người.

+ Dân số có sự khác nhau giữa các quốc gia, khu vực

+ Dân số chủ yếu tập trung ở nhóm nước đang phát triển

Câu hỏi 1 trang 56 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy cho biết thế nào là gia tăng dân số tự nhiên?

Trả lời:

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

Câu hỏi 2 trang 56 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục b, hãy cho biết thế nào là gia tăng dân số cơ học?

Trả lời:

- Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và xuất cư

Câu hỏi 3 trang 56 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục c, hãy trình bày khái niệm gia tăng dân số thực tế?

Trả lời:

- Gia tăng dân số thực tế: là tổng số giữa tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ gia tăng cơ học (%), phản ảnh đầy đủ về sự gia tăng dân số.

Câu hỏi 4 trang 57 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục d, hãy phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số?

Trả lời:

- Điều kiện tự nhiên và môi trường sống:

+ Góp phần tăng hoặc làm giảm mức nhập cư. Ví dụ: Những khu vực đồng bằng màu mỡ, khí hậu ôn hòa thu hút nhiều dân cư đến sinh sống. Ngược lại, những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, núi cao hiểm trở ít dân cư sinh sống.

+ Thiên tai, dịch bệnh làm tăng mức tử vong, mức xuất cư. Ví dụ: Châu Phi là châu lục có khí hậu khô nóng, nhiều dịch bệnh => tỉ lệ tử vong, mức xuất cư cao.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao làm giảm mức sinh, mức xuất cư và ngược lại. Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia kinh tế phát triển, mức sinh giảm, tỉ lệ gia tăng thấp, ở mức âm. Phải nhập lao động, nhập cư tăng

+ Tập quán, tâm lí xã hội, cơ cấu tuổi và giới tính tác động đến mức sinh, mức tử vong. Ví dụ: Một số vùng nông thôn vẫn có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, trước khi điều chỉnh chính sách dân số, người dân cố đẻ con trai => mức sinh cao.

+ Chính sách về dân số ảnh hưởng đến mức sinh, mức di cư. Ví dụ: “Chính sách một con” của Trung Quốc đã làm giảm mức sinh nhanh chóng của quốc gia này.

Câu hỏi 1 trang 58 Địa lí 10: Đọc thông tin mục a, trình bày cơ cấu dân số theo giới tính, cơ cấu dân số theo tuổi?

Trả lời:

- Cơ cấu dấn số theo giới tính:

+ Biểu thị bằng tỉ lệ giới tính (tỉ lệ giữa nam và nữ) hoặc tỉ số giới tính (cứ 100 nữ thì tương ứng với bao nhiêu nam)

+ Thay đổi theo thời gian, khác nhau giữa các nước, khu vực, phụ thuộc vào chiến tranh, tình hình phát triển kinh tế, quan niệm xã hội…

+ Tác động đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội…

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi:

+ Biểu thị tỉ lệ dân số theo những nhóm tuổi nhất định trên tổng số dân

+ Thể hiện tổng hợp về tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

+ Được thể hiện bằng tháp dân số (tháp hình tam giác, tháp hình chum, tháp quả chuông).

Câu hỏi 2 trang 59 Địa lí 10: Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong mục b, hãy trình bày cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa và cơ cấu dân số theo lao động?

Giải Địa lí 10 Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số thế giới - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:

+ Phản ánh trình độ dân trí, học vấn của dân cư

+ Là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của một quốc gia, một khu vực.

- Cơ cấu dân số theo lao động: biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội: Hoạt động kinh tế - không hoạt động kinh tế hoặc lao động trong 3 khu vực kinh tế.

Luyện tập trang 59 Địa lí 10: Dựa vào hình 19.1, hãy so sánh sự khác nhau giữa tháp dân số các nước Ê-ti-ô-pi-a, Ấn Độ và Canada năm 2020.

Giải Địa lí 10 Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số thế giới - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Tháp dân số của Ê-ti-ô-pi-a là tháp hình tam giác thể hiện cơ cấu dân số trẻ, dân số chủ yếu ở độ tuổi trong và dưới tuổi lao động. Tuổi thọ dân cư chưa cao.

- Tháp dân số của Ấn Độ có hình quả chuông: Thân tháp phình to. Dân số đang trong giai đoạn dân số vàng, và dần chuyển sang dân số già, số người trong tuổi lao động cao.

- Tháp dân số của Canada có hình Cái chum: Dân số đang có xu hướng già hóa. Số người trên tuổi lao động có tỉ trọng cao, số người dưới tuổi lao động đang giảm về tỉ trọng.

Vận dụng trang 59 Địa lí 10: Hãy tìm hiểu về sự biến động dân số (tăng hay giảm) ở nơi em ở trong vòng 5 năm trở lại đây và nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó.

Trả lời:

- Hà Nội là 1 thành phố đông dân, tăng qua các năm:

+ Năm 2015 dân số là 7.56 triệu người

+ Năm 2019 là 8.05 triệu người

+ Năm 2020 là 8.25 triệu người.

+ Mật độ dân số cao, 2456 người/km2

- Nguyên nhân:

+ Do tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn cao (năm 2020 là 1.24%), tốc độ tăng trung bình là 2.2%/năm

+ Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế của cả nước, lượng người nhập cư lớn, gia tăng cơ học cao

=> Vì vậy, dân số Hà Nội tăng nhanh qua các năm.

1 2750 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: