Giải Địa lí 10 Bài 11 (Kết nối tri thức): Thủy quyển, nước trên lục địa

Với giải bài tập Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 11.

1 4,070 07/10/2024
Tải về


Giải Địa lí lớp 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Video giải Địa lí lớp 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Mở đầu trang 37 Địa lí 10: Nước trên Trái Đất tồn tại dưới những dạng nào và có ở những đâu?

Trả lời:

- Tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.

1. Khái niệm thuỷ quyển

Câu hỏi trang 37 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 1: Hãy nêu các khái niệm về thủy quyển.

Trả lời:

- Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh trái đất (biển, đại dương, trên lục địa, hơi nước trong khí quyển, nước trong đất đá, nước trong sinh vật)

2. Nước trên lục địa

Câu hỏi 1 trang 38 Địa Lí 10: Đọc thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Trả lời:

- Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng giúp duy trì sự sống trên đất liền.

- Các nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân (con người khai thác quá mức, ô nhiễm, biến đổi khí hậu,…).

→ Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp thiết hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Câu hỏi 2 trang 38 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục b, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

Trả lời:

- Theo nguồn gốc:

+ Hồ núi lửa: Nguồn gốc từ hoạt động núi lửa

+ Hồ kiến tạo: Hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.

+ Hồ móng ngựa: Hình thành tại các khu vực uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính sau khi chuyển dòng

+ Hồ băng hà: Do sự bào lõm của các khối đá sông băng.

+ Hồ nhân tạo: Do con người tạo nên

Câu hỏi 3 trang 39 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục c, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết.

Trả lời:

- Đặc điểm của nước băng tuyết:

+ Khi lượng tuyết tan ra hàng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết tích đọng lại và bị nén thành băng. Sau hàng trăm triệu năm, trọng lực khiến tuyết có thể dịch chuyển từ vài cm đến 30m/ngày, thành sông băng.

+ Sông băng có quy mô rất lớn, làm biến đổi địa hình mà nó đi qua.

+ Băng tuyết khá phổ biến ở vùng ôn đới, hàn đới, núi cao, chủ yếu ở cực Bắc và cực Nam.

Câu hỏi 4 trang 40 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục d, hãy trình bày đặc điểm của nước ngầm.

Trả lời:

- Đặc điểm của nước ngầm:

+ Tồn tại dưới bề mặt đất do nước trên mặt ngấm xuống

+ Phụ thuộc và nguồn cung cấp nước, bề mặt địa hình, khả năng thấm nước của đất đá, lượng bốc hơi, lớp phủ thực vật.

+ Nước ngầm có hàm lượng chất khoáng nhất định, thay đổi tùy theo khu vực, tính chất đất đá.

Câu hỏi 5 trang 40 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục d, hãy nêu giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt.

Trả lời:

- Giải pháp bảo về nguồn nước ngọt:

+ Sử dụng nước ngọt hiệu quả, tiết kiệm.

+ Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm

+ Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.

Luyện tập 1 trang 40 Địa lí 10: Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:

Trả lời:

Giải Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Luyện tập 2 trang 40 Địa lí 10: Tại sao bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả quốc gia trên thế giới hiện nay?

Trả lời:

- Do nước ngọt có vai trò quan trọng với sự sống

- Nước ngọt chỉ chiếm khoảng 3% lượng nước trên Trái Đất

- Nguồn nước ngọt trên thế giới đang bị ô nhiễm và sử dụng lãng phí, nước ngầm đang có xu hướng giảm, nhiều nơi trên thế giới người dân không có nước sạch để sử dụng.

Vận dụng trang 40 Địa lí 10: Chọn tìm hiểu một trong hai nhiệm vụ sau:

1. Tìm hiểu về một con sông hoặc hồ lớn trên thế giới.

2. Tìm hiểu về hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em

Trả lời:

Nhiệm vụ 1:

(*) Tìm hiểu về sông Nin

- Sông Nin có diện tích lưu vực 2 881 000 km2 với chiều dài nhất thế giới 6685 km, chảy theo hướng nam – bắc qua ba miền khí hậu khác nhau.

- Sông Nin bắt nguồn từ hồ Vic-to-ri-a ở khu vực xích đạo có mưa quanh năm, nên lưu lượng khá lớn. Tới Khác-tum sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận xích đạo.

- Lưu lượng trở lên rất lớn, mùa nước lũ lên là trên 90 000 m3/s; đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang mạc và không nhận được thêm phụ lưu nào nữa. Nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc hơi mạnh, gần biển lưu lượng nước giảm nhiều nhưng ở Cai-rô (Ai Cập) về mùa cạn lưu lượng vẫn còn 700 m3/s

Nhiệm vụ 2:

(*) Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội

- Theo một số báo cáo từ Bộ tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày thành phố Hà Nội thải ra ngoài môi trường khoảng 300000 tấn nước thải bào gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Đặc biệt phần lớn lượng nước thải này chưa qua xử lý nên chứa nhiều các chất độc hại gây ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. Cụ thể, thống kê lượng chất hữu cơ xả thẳng ra môi trường là 3600 tấn/năm, dầu mỡ là 317 tấn cùng hàng chục tấn các kim loại nặng độc hại như chì, thủy ngân, sắt…

- Lượng nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu xả thải ra các con sông hồ lớn như sông Tô lịch, sông Nhuệ, hồ Linh Đàm, hồ Bảy Mẫu… Tiêu biểu nhất là tình trạng ô nhiễm tại sông Tô Lịch – nơi từng tự hào là con sông trong sạch của thủ đô thì giờ đây nước sông bị ô nhiễm nặng nề, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân hai bên ven sông.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

1. Khái niệm thủy quyển

- Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh trái đất (biển, đại dương, trên lục địa, hơi nước trong khí quyển, nước trong đất đá, nước trong sinh vật)

- Mỗi bộ phận của thủy quyển đều có vai trò quan trọng. Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò lớn để duy trì sự sống trên đất liền

2. Nước trên lục địa

a. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

- Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối lớn trên lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.

- Sự thay đổi lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là chu kì nước, chịu ảnh hưởng bởi:

+ Nguồn cấp nước (nước ngầm; nước mưa, tuyết tan)

+ Bề mặt lưu vực (địa hình; hồ đầm, thực vật; sự phân bố và số lượng phụ lưu…)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

b. Hồ

- Là những vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất không thông với biển.

- Theo nguồn gốc:

+ Hồ núi lửa: nguồn gốc từ hoạt động núi lửa

+ Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo

+ Hồ móng ngựa: hình thành tại các khu vực uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính sau khi chuyển dòng

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

+ Hồ băng hà: Do sự bào lõm của các khối đá sông băng

+ Hồ nhân tạo: Do con người tạo nên

c. Nước băng tuyết

- Khi lượng tuyết tan ra hàng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết tích đọng lại và bị nén thành băng. Sau hàng trăm triệu năm, trọng lực khiến tuyết có thể dịch chuyển từ vài cm đến 30m/ngày, thành sông băng.

- Sông băng có quy mô rất lớn, làm biến đổi địa hình mà nó đi qua.

- Băng tuyết khá phổ biến ở vùng ôn đới, hàn đới, núi cao, chủ yếu ở cực Bắc và cực Nam.

- Khi nhiệt độ tăng, bang tuyết tan ra, gây lũ cho các con sông trong vùng.

d. Nước ngầm

- Tồn tại dưới bề mặt đất do nước trên mặt ngấm xuống.

- Phụ thuộc và nguồn cung cấp nước, bề mặt địa hình, khả năng thấm nước của đất đá, lượng bốc hơi, lớp phủ thực vật.

- Nước ngầm có hàm lượng chất khoáng nhất định, thay đổi tùy theo khu vực, tính chất đất đá.

- Nước ngầm có vai trò quan trọng với tự nhiên và kinh tế xã hội, cung cấp nước ngọt, nguồn cấp nước cho sông hồ vào mùa khô, cố định đất đá tránh sụt lún.

- Hiện nay nước ngầm đang bị suy giảm và ô nhiễm do hoạt động khai thác không hợp lí, rác thải chôn lấp xử lí không đúng cách.

e. Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt

- Sử dụng nước ngọt hiệu quả, tiết kiệm.

- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm.

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 12: Nước biển và đại dương

Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Hồng

Bài 14: Đất trên Trái Đất

Bài 15: Sinh quyển

Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất

1 4,070 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: