Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Trần Bình Trọng lần trong mình để tìm thưởng cho cậu bé

Trả lời Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 543 28/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu thuyết

Câu 6 trang 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Trần Bình Trọng lần trong mình để tìm thưởng cho cậu bé gia nô một vật gì trước lúc lên đường. Ông muốn vật ấy phải xứng với một cậu bé như Hoàng Đỗ. Nhưng ngoài bộ quần áo chiến và thanh kiếm dùng làm vật giữ mình ra, Trần Bình Trọng không còn vật gì khác.

Bất chợt nhìn xuống mặt Hoàng Đỗ, Trần Bình Trọng sực nghĩ ra một điều lớn lao. Ông trang nghiêm bảo cậu bé nô tì:

- Em hãy quỳ xuống và ngẩng mặt lên!

Trần Bình Trọng rút kiếm, cầm lên phía mũi nhọn. Ông tha thiết nói:

- Lòng em hẳn khao khát điều này.

Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm rạch lên trán Hoàng Đỗ thành một ô vuông nhỏ và lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách”, ba chữ phân biệt những người dân tự do với các nô tì thân phận gần như loài vật. Máu từ trán Hoàng Đỗ chảy xuống khuôn mặt rạng rỡ của cậu bé chăn ngựa. Trần Bình Trọng cắt một vật áo chiến của mình và dùng thuốc dấu buộc trán cho Hoàng Đỗ. Đây là món thuốc gia truyền rất hiệu nghiệm mà ông luôn luôn đem theo bên mình. Ông đặt hai tay lên đôi vai của cậu bé và nói với tất cả niềm xúc động, trìu mến của mình:

- Hoàng Đỗ! Kể từ lúc này, em không còn là một nô tì nữa. Kể từ lúc này, em là em nuôi của ta! Em có bằng lòng không?

Hoàng Đỗ toan cúi lạy Trần Bình Trọng để tạ ơn nhưng ông ngăn lại và ôm cậu bé vào lòng.”.

a) Trong đoạn trích, phần thưởng mà Trần Bình Trọng đã trao cho cậu bé Hoàng Đỗ là gì?

b) Trần Bình Trọng thiết tha nói: “Lòng em hẳn khao khát điều này.”. Em hiểu câu nói ấy như thế nào?

c) Ba chữ “Quan trung khách” trong đoạn trích mang ý nghĩa gì?

d) Thái độ và tình cảm của Trần Bình Trọng dành cho cậu bé Hoàng Đỗ ra sao?

Trả lời:

a) Phần thưởng xứng đáng mà Trần Bình Trọng trao cho Hoàng Đỗ là xoá vết xăm nô tì trên trán của cậu bé để cậu trở thành người dân bình thường, không còn là một nô tì nữa.

b) Câu nói của Trần Bình Trọng cho thấy phần thưởng mà Hoàng Đỗ được nhận là đúng như khát khao của cậu, vì từ đây cậu không còn thân phận của một kẻ nô tì.

c) Ba chữ “Quan trung khách” có nghĩa là người hầu tuyệt đối trung thành đối với quý tộc (thời xưa), nên “Quan trung khách” mang ý nghĩa phân biệt những người dân tự do với các nô tì “thân phận gần như loài vật”.

d) Trần Bình Trọng dành cho cậu bé Hoàng Đỗ tất cả sự ân cần, niềm xúc động và trìu mến như tình anh em ruột thịt.

1 543 28/11/2023