Câu hỏi:
13/10/2024 5,274Lớp 10A có 7 học sinh giỏi Toán, 5 học sinh giỏi Lý, 6 học sinh giỏi Hoá, 3 học sinh giỏi cả Toán và Lý, 4 học sinh giỏi cả Toán và Hoá, 2 học sinh giỏi cả Lý và Hoá, 1 học sinh giỏi cả ba môn Toán, Lý, Hoá. Số học sinh giỏi ít nhất một môn (Toán, Lý, Hoá ) của lớp 10A là:
A. 9
B. 18
C. 10
D. 28
Trả lời:
Đáp án đúng: C
*Phương pháp giải
- vẽ biểu đồ Ven ra để nhìn cho rõ những số học sinh giỏi cả 2 môn và 3 môn
- Từ đó để tính được số học sinh giỏi chỉ 2 môn. TT để tìm ra số học sinh chỉ giỏi ít nhất 1 trong 3 môn
*Lời giải
Dựa vào biểu đồ Ven ta thấy:
Số học sinh giỏi toán, lý mà không giỏi hóa: 3−1=2.
Số học sinh giỏi toán, hóa mà không giỏi lý: 4−1=3.
Số học sinh giỏi hóa, lý mà không giỏi toán: 2−1=1.
Số học sinh chỉ giỏi môn lý: 5−2−1−1=1.
Số học sinh chỉ giỏi môn hóa: 6−3−1−1=1.
Số học sinh chỉ giỏi môn toán: 7−3−2−1=1.
Số học sinh giỏi ít nhất một (môn toán, lý, hóa) là số học sinh giỏi 1 môn hoặc 2 môn hoặc cả 3 môn: 1+1+1+1+2+3+1=10.
* Phương pháp giải toán sử dụng biểu đồ Ven:
+ Bước 1: Chuyển bài toán về ngôn ngữ tập hợp.
+ Bước 2: Sử dụng sơ đồ Ven để minh họa các tập hợp.
Vẽ các vòng kín đại diện các tập hợp (mỗi vòng kín là một tập hợp), lưu ý hai vòng kín có phần chung nếu mỗi vòng kín có ít nhất một phần nằm trong vòng kín kia và hai tập hợp đó khác rỗng.
+ Bước 3: Dựa vào sơ đồ Ven ta thiết lập được đẳng thức hoặc phương trình, hệ phương trình, từ đó tìm được kết quả bài toán.
Lưu ý:
+ Nếu A và B là hai tập hợp hữu hạn thì n(A ∪ B) = n(A) + n(B) – n(A ∩ B).
⇒ n(A ∩ B) = n(A) + n(B) – n(A ∪ B).
+ Nếu A và B không có phần tử chung, tức là A ∩ B = ∅, thì n(A ∪ B) = n(A) + n(B).
Xem thêm các bài viết liên quan hay chi tiết:
Lý thuyết Tập hợp và các phép toán trên tập hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Giải SBT Toán 10 Bài 2. Tập hợp và các phép toán trên tập hợp có đáp án
Các phép toán trên tập hợp và cách giải bài tập hay nhất
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho A = . Điều kiện cần và đủ của m sao cho B là tập con của A là:
Câu 4:
Cho các tập hợp khác rỗng A= và B = . Tập hợp các giá trị thực của m để là:
Câu 5:
Cho m là một tham số thực và hai tập hợp khác rỗng A = [1−2m; m+3], B = {8−5m}. Tất cả các giá trị m để là:
Câu 6:
Cho hai tập hợp A = [1;3] và B = [m; m+1]. Tìm tất cả giá trị của tham số m để BA.
Câu 7:
Cho các tập hợp khác rỗng A = (−; m) và B = [2m−2; 2m+2]. Tìm m R để
Câu 8:
Lớp 10A có 10 học sinh giỏi Toán, 10 học sinh giỏi Lý, 11 học sinh giỏi Hóa, 6 học sinh giỏi cả Toán và Lý, 5 học sinh giỏi cả Hóa và Lý, 4 học sinh giỏi cả Toán và Hóa, 3 học sinh giỏi cả ba môn Toán, Lý, Hóa. Số học sinh giỏi ít nhất một trong ba môn (Toán, Lý, Hóa) của lớp 10A là:
Câu 9:
Cho ba tập hợp:
M: tập hợp các tam giác có 2 góc tù.
N: tập hợp các tam giác có độ dài ba cạnh là ba số nguyên liên tiếp.
P: tập hợp các số nguyên tố chia hết cho 3.
Tập hợp nào là tập hợp rỗng?