Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 6 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 241 26/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 6

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản

- Quy tắc viết tên riêng nước ngoài

- Viết kết bài cho bài văn tả người

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

HOA GIẤY VÀ HOA CÚC

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 Cánh diều (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 6 Cánh diều (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5

Trước cửa ngôi nhà có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cô Hoa Giấy nhút nhát và cô Hoa Cúc xinh đẹp.

Cô Hoa Giấy suốt ngày mặc chiếc áo xanh thẫm, còn cô Hoa Cúc thì lộng lẫy trong chiếc áo lá xanh hoa vàng mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo. Cô đã xinh lại còn xinh hơn.

Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy một bông hoa. Tranh thủ mùa ấm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi rộng khắp phần đất của mình. Hoa Giấy thấy thương Hoa Cúc vì cô bám vào phần đất hời hợt quá. Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được. Cô Hoa Giấy lựa lời nói với bạn:

- Hoa Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm xuống đất một tí nữa cho chắc chắn, nhỡ gió bão...

Cúc bỏ chiếc gương xuống, bực dọc ngắt lời:

- Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang cậu hãy làm cậu xinh đẹp hơn nữa đi! Cúc lại soi gương và rướn những cánh hoa vàng rực rỡ lên hãnh diện.

Mùa khô đến lúc nào không biết. Từng đợt gió hầm hập nóng hổi thổi tới. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. Lúc này Hoa Cúc mới giật mình hoảng hốt vứt bỏ gương lược đi, để cố cắm sâu rễ xuống tìm nước. Nhưng đã muộn rồi, mặt đất đã rắn chắc lại, khiến cô khát khô cổ.

Một ngày, hai ngày rồi ba ngày.

Hoa Cúc tàn dần, trong khi đó Hoa Giấy lại làm nên một sự kì diệu. Khắp các cành nở đầy những bông hoa phớt hồng giản dị nhưng tuyệt đẹp.

(Theo Nguyễn Thu Hương)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Câu văn nào trong bài cho thấy hoa cúc là một cô nàng hợm hĩnh?

A. Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi.

B. Lúc này Hoa Cúc mới giật mình hoảng hốt vứt bỏ gương lược đi, để cố cắm sâu rễ xuống tìm nước.

C. Hoa Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm xuống đất một tí nữa cho chắc chắn, nhỡ gió bão...

D. Khắp các cành nở đầy những bông hoa phớt hồng giản dị nhưng tuyệt đẹp.

Câu 2: Trong văn bản, loài hoa nào là loài hoa xinh đẹp nhất?

A. Hoa cúc

B. Hoa giấy

C. Hoa hồng

D. Hoa đồng tiền

Câu 3: Tranh thủ mùa ấm, đất mềm hoa giấy đã làm gì?

A. Cô soi gương, đánh phấn thật xinh.

B. Cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi rộng khắp phần đất của mình.

C. Cô chăm chỉ kết bạn với mọi người.

D. Cô tìm cách uống thật nhiều nước.

................................

................................

................................

III. Luyện tập:

Câu 1: Tìm tên người và tên địa lí trong các đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm thích hợp.

Hi-ma-lay-a là dãy núi trải dài qua 5 quốc gia: Ấn Độ, Bu-tan, Nê-pan, Pa-ki-xtan, Trung Quốc. Dãy núi này có ngọn Ê-vơ-rét cao nhất thế giới, cao hơn 8 848 mét. Năm 1953, Ét-mun Hi-la-ri (người Niu Di-lân) và Ten-ding No-gay (người Nê-pan) được công nhận là những người đầu tiên chạm tay vào giấc mơ chinh phục nóc nhà thế giới.

(Hoàng Hà Phương)

- Tên người nước ngoài:...................................................................................................

..........................................................................................................

- Tên địa lí nước ngoài:.....................................................................................................

..........................................................................................................

Câu 2: Từ kết quả ở bài tập 1, xếp tên người và tên địa lí nước ngoài vào 1 trong 2 nhóm dưới đây:

- Nhóm 1: Có cách viết giống tên người và tên địa lí Việt Nam:

..........................................................................................................

..........................................................................................................

- Nhóm 2: Có cách viết khác tên người và tên địa lí Việt Nam:

..........................................................................................................

..........................................................................................................

Câu 3: Đọc các tên riêng nước ngoài trong nhóm 2 (Câu 2 ở trên) và trả lời các câu hỏi sau:

- Mỗi tên riêng gồm mấy bộ phận?

..........................................................................................................

..........................................................................................................

- Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?

..........................................................................................................

..........................................................................................................

- Nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì các tiếng được viết như thế nào?

..........................................................................................................

..........................................................................................................

Câu 4: Viết kết bài cho bài văn tả người .

* Gợi ý:

- Kết bài không mở rộng: Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.

- Kết bài mở rộng: Từ hình ảnh, hoạt động của người được tả suy rộng ra các vấn đề khác.

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

................................

................................

................................

1 241 26/11/2024
Mua tài liệu