Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 35 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 35 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 152 26/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 35

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ, liên kết câu bằng từ ngữ nối.

- Viết chương trình hoạt động.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CÔ BÉ LÀNG CHĂM

Đông Chiêu bẻ cục đất sét bằng nắm tay đặt trên mặt bàn nhỏ. Hai bàn tay em mềm mại, thoăn thoắt biến cục đất sét vô tri thành cái nồi xinh xắn, trong khi hai chân em không ngừng di chuyển xung quanh mặt bàn. Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là không dùng bàn xoay mà người thợ phải đi xung quanh cái bàn.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 35 có đáp án (ảnh 1)

Trên mảnh sân nhỏ, những chiếc nồi tròn vo, đều đặn như được đúc từ một cái khuôn, được tắm nắng trước khi đem nung. Ở quê Đông Chiêu, cách nung đồ gốm cũng khác lạ, không cần cho sản phẩm vào lò mà xếp xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống đầu làng. Khi gió nổi, người thợ mới châm lửa cháy bùng, và chỉ cần mười lăm đến hai mươi phút đã đủ chín sn phẩm.

Đã chín giờ, Đông Chiêu ngừng tay, đi ôn tập cho buổi học chiều. Như bao cô học trò Chăm khác, ngoài việc học em còn phải giúp đỡ cha mẹ nhiều việc để cải thiện cuộc sống vốn không mấy dư dả. Năm nay, Đông Chiêu thi tốt nghiệp tiểu học nên em càng phải học nhiều hơn..

(Hồ Việt Khuê)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Với bàn tay khéo léo, Đông Chiêu đã biến cục đất sét thành vật gì?

A. Cái hộp bút.

B. Cái lọ hoa rất đẹp.

C. Cái nồi xinh xắn.

D. Chiếc cốc rất đáng yêu.

Câu 2: Nghề gốm cổ truyền trong bài đọc được nhắc tới là của làng nào?

A. Làng Mai.

B. Làng Chăm.

C. Làng Sen.

D. Làng Bát Tràng.

Câu 3: Vì sao tác giả nói những chiếc nồi do bạn Đông Chiêu làm ra như đúc từ một cái khuôn?

A. Vì bạn Đông Chiêu là một người thợ rất khéo tay.

B. Vì bạn Đông Chiêu rất chăm chỉ.

C. Vì bạn Đông Chiêu rất khéo léo.

D. Vì bạn Đông Chiêu học rất giỏi.

Câu 4: Tại sao Đông Chiêu phải vừa học vừa giúp đỡ cha mẹ làm việc?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Câu 5: Em học được bài học gì từ bạn Đông Chiêu?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

III. Luyện tập:

Câu 1: Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối.

QUA NHỮNG MÙA HOA

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.

Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.

Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.

Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.

Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu.

Đến khi các loài hoa rực rõ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng… đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước của nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn. Rồi sau đó, quả chín, những quả chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sấu vậy.

(Theo VĂN LONG)

Câu 2: Hãy lập một chương trình hoạt động thi vẽ tranh, sáng tác thơ, truyện về an toàn giao thông

* Gợi ý

1. Mục đích: Nêu mục đích thiết thực của hoạt động.

2. Phân công chuẩn bị: Phân công từng thành viên trong nhóm tham gia hoạt động từng nhiệm vụ cụ thể khác nhau.

3. Chương trình cụ thể: Chi tiết từng hoạt động theo thứ tự.

...................................................

...................................................

...................................................

1 152 26/11/2024
Mua tài liệu