Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 26 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 26 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 11 26/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 26

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Điệp từ và điệp ngữ.

- Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi cách mở đầu và kết thúc câu chuyện).

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BÓP NÁT QUẢ CAM

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 26 có đáp án (ảnh 1)

1. Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

2. Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không gặp được, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:

- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.

3. Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

4. Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xòe bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.

(Theo NGUYỄN HUY TƯỞNG)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

A. Sang nước ta tìm người tài giỏi.

B. Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.

C. Giặc Nguyên cho sứ thần sang để thăm dò tình hình.

B. Giặc Nguyên cho sứ thần sang để xin hòa giải.

Câu 2: Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì?

A. Trần Quốc Toản xin gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”.

B. Trần Quốc Toản xin gặp Vua để cùng bàn việc lớn.

C. Trần Quốc Toản xin gặp Vua để xin nhận tội.

D. Trần Quốc Toản xin gặp Vua để báo thông tin mật mà mình biết được.

Câu 3: Quốc Toản nóng lòng gặp Vua như thế nào ?

A. Đi thuyền rất nhiều ngày để đến được nơi vua bàn việc lớn.

B. Chuẩn bị rõ ràng, mạch lạc những điều cần nói để chờ vua cho phép sẽ vào tâu.

C. Tìm kế xuống thuyền rồng để lính gác không phát hiện ra.

D. Đợi từ sáng tới trưa không được gặp bèn liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm bước xuống bến.

Câu 4: Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?

....................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5: Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát của cam?

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

III. Luyện tập:

Câu 1: Xác định điệp từ, điệp ngữ trong những câu thơ, đoạn văn ở cột A. Chọn câu, đoạn phù hợp với ý nêu tác dụng của biện pháp đó ở cột B.

A

B

a) Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng.

(Chế Lan Viên)

Làm nổi bật các bộ phận của hoa sen, phần nào cũng đẹp đẽ, từ đó nhấn mạnh vẻ đẹp bình dị mà thanh cao của loài hoa này.

b) Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

(Ca dao)

Làm nổi bật sự thay đổi nhanh chóng của vạn vật qua các mùa.

c) Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh như một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa láy ơn màu đen nhung hiếm quý.

(Nguyễn Phân Hách)

Lặp lại lời vỗ về của “cò mẹ”, tạo nên âm hưởng của lời ru ngọt ngào, qua đó nhấn mạnh tình yêu thương của “cò mẹ” đối với con.

Câu 2: Xác định điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ đó.

Nếu thế giới không có trẻ con
Ai sẽ dạy bông hoa học nói
Ai sẽ tô biển hoa màu vàng
Ai sẽ nhốt hương thơm vào túi?

(Thục Linh)

Câu 3: Viết 2 - 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn ở bài tập 1 hoặc bài tập 2, trong đó có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ.

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 4: Hãy tưởng tượng một kết thúc khác cho câu chuyện em đã từng được đọc được nghe

* Gợi ý

- Kết thúc câu chuyện đó như thế nào?

- Kết thúc đó có ý nghĩa gì, để lại tình cảm, suy nghĩ gì với em?

...........................................

...........................................

...........................................

1 11 26/11/2024
Mua tài liệu