Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 3 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 862 26/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 3

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản

- Dấu gạch ngang

- Luyện tập tả người (Cấu tạo bài văn tả người/ Quan sát)

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CON GÁI

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 Cánh diều (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5

Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: “Lại một vịt trời nữa”. Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu tại sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê!

Mẹ phải nghỉ ở nhà, bố đi công tác xa, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Tối, mẹ ôm Mơ vào lòng thủ thỉ: “Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!” Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!”. Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt.

Chiều nay, thằng Hoan học lớp 3C mải đuổi theo con cào cào, trượt chân sa xuống ngòi nước. Nó cứ chới với, chới với. Mơ vội vàng lao xuống. Cả hai đứa ngụp lên, ngụp xuống, uống cơ man là nước. May mà mọi người đến kịp. Thật hú vía!

Tối đó, bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào: "Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng".

(TheoĐỖ THỊ THU HIÊN)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Từ “vịt trời” xuất hiện trong câu chuyện mang hàm ý gì?

A. Vịt trời là một loài vịt hiếm, bay lượn trên bầu trời, từ vịt trời còn được dùng để chỉ những thứ quý hiếm cần được trân trọng.

B. Cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì.

C. Cách gọi con trai với ý coi thường, cho rằng con trai lớn lên chỉ biết chơi bời, lêu lổng nên bố mẹ không nhờ được gì cả.

D. Có ý nghĩa chỉ một loài vịt hiếm có.

Câu 2: Khi mẹ ôm Mơ vào lòng và nói “Đừng vất vả thế, để sức mà lo học, con ạ!” thì Mơ đã có hành động gì?

A. Mơ ôm chặt lấy mẹ, khóc thút thít không thốt lên lời.

B. Mơ nép vào ngực mẹ, thì thào: “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!”

C. Mơ giận dỗi nói với mẹ: “Mẹ ơi, vì sao người ta lại coi thường con gái như thế?”

D. Mơ thì thào nói với mẹ: “Mẹ ơi con muốn nói cho mọi người hiểu rằng con gái không phải vô tích sự đâu.”

Câu 3. Câu nói nào của dì Hạnh thể hiện thái độ không coi trọng con gái khi mẹ Mơ sinh em bé?

A. Con gái chẳng được tích sự gì.

B. Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng

C. Con gái như vịt trời.

D. Lại một vịt trời nữa.

Câu 3. Câu ca dao nào sau đây thể hiện đúng nội dung của câu chuyện trên?

A. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

B. Trai mà chi, gái mà chi/ Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.

C. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng.

D. Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Câu 4. Sự kiện nào khiến những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về con gái?

A. bố đi công tác xa

B. Mơ cứu em Hoan

C. mẹ sinh em gái

D. bọn con trai trêu Mơ

Câu 5. Qua câu chuyện trên, em thấy người con gái như bạn Mơ có những phẩm chất gì?

A. chăm học, chăm làm, dũng cảm

B. công bằng, công minh

C. biết phân biệt tốt xấu, phải trái, đúng sai

D. tất cả các ý trên

III. Luyện tập:

Câu 1: Đọc mẩu chuyện dưới đây và ghi lại tác dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong từng trường hợp:

CÁI BẾP LÒ

Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Hai bên đường đi, cánh đồng phủ kín tuyết trắng. Tôi đi ngược gió, mũ sụp xuống mắt, cổ áo da che kín mũi. Chợp tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.

(1) Chào bác (2) Em bé nói với tôi.

(3) Cháu đi đâu vậy? (4) Tôi hỏi em.

(5) Thưa bác, cháu đi học.

(6) Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?

(7)Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.

(8) Nhà cháu không có than ủ ư?

(9) Thưa bác, than đắt lắm.

(10) Cháu thích đi học lắm phải không? Cháu yêu trường chứ? Cháu yêu thầy chứ?

Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lời tôi:

(11) Thưa bác, vâng.... Cháu yêu thầy giáo lắm... Thầy có cả một cái bếp lò....

Theo A. Đô-Đê

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 2: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu dưới đây:

a. Chú hề vội tiếp lời:

(1) Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.

(2) Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy... (3) Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.

Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.

Theo Phơ-bơ

b. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương (1) con gái vua Hùng Vương thứ 18 (2) theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

Theo Đoàn Minh Tuấn

c. Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:

(1) Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.

(2) Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.

– (3) Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ; giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 5: Viết bài văn tả người thân yêu nhất của trong gia đình.

*Gợi ý:

1. Mở bài: Giới thiệu người định tả.

2. Thân bài:

- Tả bao quát: tuổi, nghề nghiệp, ấn tượng dễ nhận biết nhất của người em muốn tả.

- Tả ngoại hình : dáng người, khuôn mặt, mái tóc

- Tả tính cách, hoạt động: lời nói, thói quen, tính tình, sở thích.

- Tình cảm và kỷ niệm đẹp với người em tả:

+ Hằng ngày đối sử, quan tâm, chăm sóc em như thế nào?

+ Kỷ niệm nào em và người đó cùng trải qua.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

................................

................................

................................

1 862 26/11/2024
Mua tài liệu