Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 23 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 23 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 23
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
- Viết bài văn tả phong cảnh.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
HOA TRẠNG NGUYÊN
Hoa trạng nguyên – cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng rồi võng lọng cùng dòng người háo hức đón người thành danh. Những bông hoa có cánh hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
Ai đặt tên cho loài hoa ấy, chắc muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò. Hoa trạng nguyên cháy lên từ ngày ôn thi bận mải, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin. Thế rồi mùa thi đi qua. Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới. Song dù sao cũng không tránh khỏi có một số ít bạn phải quay về tiếp tục công việc dùi mài kinh sử. Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữ vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.
Đừng bao giờ để tắt ngọn lửa đó trong tim. Em nhé!
(Theo K.D- NXB Trẻ)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Hoa trạng nguyên có màu gì?
A. Màu vàng.
B. Màu tím nhạt.
C. Màu đỏ.
D. Màu xanh lam.
Câu 2: Những chi tiết nào cho biết hình ảnh hoa trạng nguyên có hình dáng và màu sắc gợi lên một niềm vui?
A. Những bông hoa có cánh hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
B. Những bông hoa có cánh hình cung ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
C. Những bông hoa có cánh hình tròn ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
D. Những bông hoa có cánh hình bầu dục ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.
Câu 3: Hình ảnh hoa trạng nguyên gợi cho em cảm xúc suy nghĩ gì? Khoanh tròn vào ý em chọn.
A. Hoa trạng nguyên gợi cảm xúc về mùa thi và ngọn lửa niềm tin rực cháy trong tim.
B. Hoa trạng nguyên gợi những kỉ niệm của tuổi học trò về mùa thi.
C. Hoa trạng nguyên là hoa của học trò.
D. Hoa trạng nguyên báo hiệu mùa thi cử vất vả sắp đến.
Câu 4: Vì sao tác giả nói hoa trạng nguyên gắn bó với tuổi học trò?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Câu 5: Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài đọc, vì sao?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
III. Luyện tập:
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
(Tố Hữu)
a) Tìm các danh từ tác giả dùng để chỉ Bác Hồ.
b) Nhận xét cách viết các danh từ tìm được.
Câu 2: Tìm trong các đoạn thơ sau những danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
a) Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…
(Tố Hữu)
b) Anh là chiến sĩ Giải phóng quân
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
(Lê Anh Xuân)
Câu 3: Viết 2 - 3 câu về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ, trong đó có ít nhất một danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 4: Viết bài văn tả phong cảnh đồng lúa quê em.
* Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu về cánh đồng lúa chín mà em muốn miêu tả.
b) Thân bài:
- Tả thời tiết trên cánh đồng:
- Tả cánh đồng lúa:
- Tả hoạt động trên cánh đồng lúa:
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho cảnh đẹp mà mình vừa miêu tả.
.............................................................
.............................................................
.............................................................
Xem thêm các chương trình khác: