Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 21 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 21 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 13 26/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 21

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Cách nối các vế câu ghép.

- Viết bài văn tả phong cảnh.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

VỀ THĂM NHÀ BÁC

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 21 có đáp án (ảnh 1)

Về thăm nhà Bác, làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

Có con bướm trắng lượn vòng

Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.

Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời

Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa

Chiếc giường tre quá đơn sơ

Võng gai ru mát những trưa hè.

Làng Sen như mọi làng quê

Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng tròn.

Kìa hàng hoa đỏ màu son,

Kìa con bướm trắng chập chờn như mơ.

(Nguyễn Đức Mậu)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Tác giả miêu tả màu sắc của những sự vật nào ở nhà Bác?

A. Hàng râm bụt (màu đỏ), Con bướm (màu trắng).

B. Hàng râm bụt (màu đỏ), Con bướm (màu trắng), Chùm ổi chín (vàng ong sắc trời).

C. Hàng râm bụt (màu đỏ), Con bướm (màu trắng), Ánh nắng (vàng chói).

D. Hàng râm bụt (màu đỏ), Con bướm (màu trắng), Đám mây (xanh dịu).

Câu 2: Loài vật nào được xuất hiện trong bài thơ.

A. Con bướm.

B. Con chim.

C. Con cá vàng.

D. Con mèo.

Câu 3: Trong bốn câu thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa.

B. Điệp ngữ.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

Câu 4: Em hiểu thế nào về dòng thơ “Kìa con bướm trắng chập chờn như mơ”?

........................................................................................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em về phong cảnh quê Bác.

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

III. Luyện tập:

Câu 1: Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.

a) Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn. Hương toả từ những cành hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn.

(Theo Ngô Văn Phú)

b) Năm nay, vườn của ông tôi được mùa cả hoa lẫn quả. Ôi chao, cây khế sai chi chít những quả chín và giàn nhót đỏ mọng những chùm trái ngon lành.

(Vũ Tú Nam)

c) Chiếc xe lao đi khá nhanh mà rất êm. Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên.

(Theo Trần Thanh Địch)

Câu 2: Tìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.

a) Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.

(Xuân Quỳnh)

b) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

(Khuất Quang Thụy)

c) Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.

(Nguyễn Khải)

Câu 3: Viết bài văn tả cảnh công viên vào buổi sáng.

* Gợi ý:

I. Mở bài: Giới thiệu công viên mà bạn sẽ tả.

II. Thân bài

1. Tả bao quát:

- Công viên ở đâu: ở gần nhà, ở xa hay gần,….

- Công viên rộng hay nhỏ.

- Không gian, quang cảnh: mọi vật vẫn đang chìm trong giấc ngủ, hay là mọi vật bừng tỉnh chào đón buổi sáng tươi đẹp,…

2. Tả chi tiết:

- Ông mặt trời: ông mặt trời còn ngái ngủ lấp ló sau tấm màn mây lơ đãng.

- Nắng: dịu,… gió nhè nhẹ.

- Cây cối: những giọt sương vẫn còn đọng trên lá,….

- Chim chóc (chim, chuồn chuồn, cá,….): bắt đầu cất tiếng hót cho một ngày tươi đẹp.

- Con đường.

- Ghế đá.

- Con người: nhộn nhịp, người thì chạy bộ, tập thể dục, nhảy,….

Kết thúc một buổi sáng ra sao?

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về buổi sáng tại công viên.

......................................................

......................................................

......................................................

1 13 26/11/2024
Mua tài liệu