Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 25 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 25 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 25
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Điệp từ và điệp ngữ.
- Kể chuyện sáng tạo (Phát triển câu chuyện).
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TIỀN CỦA AI?
Mạc Đĩnh Chi là một vị quan thời nhà Trần. Ông được mệnh danh là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” do vừa là Trạng nguyên của Việt Nam, vừa được phong là Trạng nguyên của Trung Quốc khi đi sứ nước này. Không chỉ nổi tiếng là người thông minh tài giỏi mà ông còn nổi tiếng là người rất liêm khiết, thẳng thắn. Vì thế, ông luôn được đời ca tụng. |
|
Một lần, vua Trần Minh Tông cho gọi viên quan nội thị đến đưa cho ông 100 quan tiền, rồi ghé tai thì thầm to nhỏ. Viên quan nội thị tâu:
- Thần sẽ làm đúng như ý bệ hạ sai bảo.
Sáng ấy, như thường lệ trời chưa sáng rõ, Mạc Đĩnh Chi đã dậy, ra sân tập quyền. Lúc vào nhà, bỗng ông kêu lên kinh ngạc:
- Tiền của ai mà đánh rơi nhiều thế kia?
Ông nhặt lên đếm, vừa tròn trăm quan. Ông nghĩ: “Đêm qua không có ai tới, sao lại có tiền rơi?”. Ông liền khăn áo chỉnh tề vào yết kiến nhà vua:
- Tâu bệ hạ, sáng nay thần bắt được 100 quan tiền trước cửa nhà, hỏi khắp nhà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ trả cho người mất của.
Nhà vua mỉm cười bảo:
- Không ai nhận tiền ấy thì ngươi cứ lấy mà dùng…
- Thưa, tiền này không ít, người mất của chắc xót lắm, nên tìm người trả lại thì hơn.
- Nhà ngươi cứ yên tâm, giữ lấy mà dùng. Tiền thưởng cho lòng chính trực, liêm khiết của nhà ngươi đấy.
Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lòng ông. Ông tạ ơn vua và về nhà.
(Theo Vũ Ngọc Khánh)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Mạc Đĩnh Chi là người nổi tiếng với tính cách như thế nào?
B. Thông minh, thật thà.
C. Tải giỏi, nhanh nhẹn.
D. Trung thực, thông thái.
Câu 2: Khi nhìn thấy 100 quan tiền trước cửa nhà mình Mạc Đĩnh Chi đã làm gì?
A. Dán cáo thị khắp nơi xem ai làm mất.
B. Mang vào nhà xem có ai làm mất sẽ ngay lập tức đưa lại cho họ.
C. Khăn áo chỉnh tề vào yết kiến nhà vua, trình bày sự việc.
D. Tập hợp quan lại đến nhà mình để tìm cách giải quyết.
Câu 3: Theo em nhan đề nào dưới đây phù hợp với bài đọc.
A. Phép thử của nhà vua.
C. 100 quan tiền.
D. Ai là người may mắn.
Câu 4: Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Câu 5: Nhà vua sai đem 100 quan tiền đến trước nhà Mạc Đĩnh Chi để làm gì?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Câu 6: Viết 1 câu ghép nói về tài năng và phẩm chất của Mạc Đĩnh Chi.
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
III. Luyện tập:
Câu 1: Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trong mây
Trông mưa, trông nắng, trong ngày, trắng đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
a) Từ trông được lặp lại mấy lần?
b) Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?
Câu 2: Từ nào được lặp lại trong câu tục ngữ dưới đây? Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ.
(Xuân Quỳnh)
a) Từ bỗng xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ
b) Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì?
Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới)
a) Từ nào được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn?
b) Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Câu 5: Đóng vai nhân vật Thạch Sanh kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh.
* Gợi ý
- Lựa chọn nhân vật mình sẽ nhập vai đó là Thạch Sanh.
- Nhớ lại chính xác các sự việc diễn ra trong câu chuyện và kể lại.
......................................................
......................................................
......................................................
Xem thêm các chương trình khác: