Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 19 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 105 26/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 19

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Câu đơn và câu ghép.

- Viết bài văn tả phong cảnh.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

SÔNG HỒNG – HÀ NỘI

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 19 có đáp án (ảnh 1)

Nước sông Hồng đỏ rực như pha son về mùa lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.

Ban đêm, từ phía bắc sông Hồng nhìn về Hà Nội, ánh điện lung linh. Những ngọn đèn áp từ cảng Vĩnh Tuy đến cầu Thăng Long như những vì sao xanh. Những ngọn đèn từ cửa sổ nhà cao tầng, ngọn cao, ngọn thấp nhấp nhô như con rồng vàng uốn khúc bay lên. Sao trời và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông, vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. Dòng sông như đang sóng sánh, ánh trăng sao luôn biến đổi khi tỏ khi mờ.

Thỉnh thoảng trên mặt lại xuất hiện một vài cánh buồm ngược xuôi theo dòng nước lấp lóa trăng sao và ánh điện. Những vì sao và ánh đèn rẽ ra cho thuyền đi, rồi lại lấp lánh cuộn lên sau bánh lái. Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.

Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của thủ đô ngàn năm văn hiến. Bức tranh sông Hồng, Hà Nội tương lai chắc chắn sẽ càng thêm rực rỡ đẹp tươi.

(Theo Hà Nội mới)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Màu nước sông Hồng có gì đặc biệt.

A. Màu nước sông Hồng khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.

B. Màu nước sông Hồng khi đỏ rực như son về lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.

C. Màu nước sông Hồng khi đỏ rực như son về lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.

D. Màu nước sông Hồng khi đỏ rực như son về lũ, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.

Câu 2: Cảnh sông Hồng đêm được miêu tả bằng những sự vật nào?

A. Những ngọn đèn cao áp, vầng trăng, thuyền chài.

B. Những ngọn đèn cao áp, những ngọn đèn màu, thuyền chài.

C. Những ngọn đèn cao áp, những ngọn đèn màu, vầng trăng, thuyền chài.

D. Những ngọn đèn cao áp, những ngọn đèn màu, vầng trăng, dòng sông.

Câu 3: Vẻ đẹp của “những ngọn đèn cao áp” được tác giả miêu tả như thế nào?

A. Ngọn cao, ngọn thấp nhô như con rồng vàng uốn khúc đang bay lên.

B. là bông hoa hồng vàng đang mở cánh.

C. ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.

D. Như những vì sao xanh.

Câu 4: Vẻ đẹp của “vầng trăng” được tác giả miêu tả như thế nào?

A. Ngọn cao, ngọn thấp nhô như con rồng vàng uốn khúc đang bay lên.

B. là bông hoa hồng vàng đang mở cánh.

C. ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.

D. Như những vì sao xanh.

Câu 5: Tác giải dùng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cảnh sông Hồng?

A. Nhân hóa và so sánh.

B. Ẩn dụ và so sánh.

C. Điệp ngữ và nhân hóa.

D. Tất cả các biện pháp tu từ trên.

Câu 6: Theo em , trong tương lai Hà Nội sẽ như thế nào?

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

III. Luyện tập:

Câu 1: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu.

a) Trời không mưa. Ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ.

b) Trời không mưa nên ruộng đồng khô hạn, nứt nẻ.

– Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ở ví dụ a.

– Câu ở ví dụ b có mấy cụm chủ ngữ – vị ngữ? Từ nên có tác dụng gì trong câu?

Câu 2: Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó?

(1) Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.

(Theo Băng Sơn)

Câu 3: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây và xác định các vế trong mỗi câu ghép.

(1) Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. (2) Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ miền theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. (3) Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.

(Theo Văn Thành Lê)

Câu 4: Viết bài văn tả phong cảnh nơi em sống.

* Gợi ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét khái quát về quê hương hoặc nơi em đang ở.

2. Thân bài

- Kể khái quát về khung cảnh nơi quê hương em.

- Kể chi tiết những nét đặc trưng ở quê em.

3. Kết bài

- Nêu những suy nghĩ, tình cảm của bản thân em dành cho quê hương mình.

................................................

................................................

................................................

1 105 26/11/2024
Mua tài liệu