Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 27 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 85 26/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 27

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Điệp từ và điệp ngữ, câu đơn và câu ghép.

- Kể chuyện sáng tạo.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Cánh diều) Tuần 27 có đáp án (ảnh 1)

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

(Theo ĐOÀN MINH TUẤN)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

A. Bài văn tả cảnh đền Hùng, ở núi Nghĩa Lĩnh (Vĩnh Phúc).

B. Bài văn tả cảnh đền Hùng, ở núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

C. Bài văn tả cảnh đền Hùng, ở núi Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ).

D. Bài văn tả cảnh đền Hùng, ở thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Chí Linh (Hải Dương).

Câu 2: Đền Thượng nằm trên ngọn núi nào?

A. Núi Nghĩa Lĩnh.

B. Núi Sóc Sơn.

C. Núi Ba Vì.

D. Núi Bà Đen.

Câu 3: Đền Thượng được miêu tả có những gì đặc biệt?

Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Trước đền, nhiều khóm cổ thụ vươn lên xanh tốt, gốc cây to hơn một vòng người ôm, rễ to sần sùi bám vào lòng đất.

Trong đền, từng chậu hải đường đâm bông rực đỏ.

Trước đền Thượng, có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc.

Câu 4: Con hiểu câu ca dao sau như thế nào?

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

A. Trước khi mọi người đi lên miền ngược hay về miền xuôi thì đều phải đến đền thờ các vua Hùng thắp hương thì mới có thể gặp được nhiều may mắn và thuận lợi.

B. Câu ca dao gợi nhắc về một truyền thống tốt đẹp của người miền Ngược, thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn của dân tộc.

C. Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người miền Xuôi, dù đi đâu xa cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

D. Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thủy chung luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. Dù đi đâu xa cũng luôn nhắc nhở nhau nhớ về ngày giỗ Tổ, nhớ về cội nguồn dân tộc.

Câu 5: Trong các thông tin dưới đây, thông tin nào là đúng khi nói về các vua Hùng?

Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thàng Phong Châu, Phú Thọ, cách nay vài nghìn năm.

Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Âu Lạc, đóng đô ở thàng Phong Châu, Phú Thọ, cách nay vài nghìn năm.

Hùng Vương truyền được 18 đời.

Hùng Vương truyền được 20 đời.

Câu 6: Ý nghĩa bài văn Phong cảnh đền Hùng?

A. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ.

B. Cho mọi người thấy sự xuống cấp nghiêm trọng của một số di tích ở đền Hùng, từ đó cảnh báo mọi người không nên tới để tránh gặp nguy hiểm.

C. Giới thiệu cho mọi người biết con đường tới thăm đền Hùng nhanh và đơn giản nhất.

D. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

III. Luyện tập

Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ “Em yêu nhà em”:

Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong.
Có ông ngô bắp rau hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em.

Câu 2: Thực hiện yêu cầu:

a) Chọn một từ phù hợp trong khung thay cho các chỗ trống trong bài ca dao sau:

(đợi, trông, chờ)

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn ................. nhiều bề

................ trời, ................. đất, ................. mây

................. mưa, ................. nắng, .................ngày, ................. đêm

................. cho chân cứng đá mềm

Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

(Ca dao)

b) Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 3: Viết 2 - 3 câu văn hoặc sáng tác 4 - 6 dòng thơ bày tỏ tình cảm về ngôi nhà em ở, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 4: Hãy kể lại một đoạn câu chuyện Thánh Gióng bằng sự tưởng tượng sáng tạo của em.

* Gợi ý

- Thời vua Hùng thứ 6 ở ngôi làng nhỏ có hai vợ chồng già nhưng vẫn chưa có con khiến họ rất buồn lòng.

- Một hôm bà vợ, đi thăm ruộng bất ngờ thấy dấu chân to, bèn ướm thử rồi hoài thai, 12 tháng sau mới sinh ra một đứa bé trắng trẻo xinh đẹp.

- Đứa bé 3 tuổi vẫn không biết đi đứng, nói cười, hai vợ chồng vô cùng lo lắng.

- Đợt ấy giặc xâm lược, vua sai sứ giả tìm người tài, cậu bé bèn xin đi giết giặc, với một chiếc roi sắt, bộ giáp sắt con ngựa sắt.

- Sau khi gặp sứ giả cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng phải chung tay góp gạo cho cậu bé ăn.

- Sau khi nhận roi, áo giáp và ngựa, tráng sĩ lên đường giết giặc, đi tới đâu giặc chết như ngả rạ đến đấy.

- Không may roi sắt gãy, tráng sĩ vươn mình nhổ tre làm vũ khí quét sạch quân thù, sau đó bỏ lại giáp sắt rồi cưỡi ngựa bay về trời.

.........................................................

.........................................................

.........................................................

1 85 26/11/2024
Mua tài liệu