1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân có đáp án (Phần 1)

Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân có đáp án Phần 1 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn GDCD. 

1 879 lượt xem


1000 câu hỏi Giáo dục công dân (Phần 1)

Câu 1: Người luôn thực hiện những quyđịnh chung của cộng đồng, của các tổ chức xã hội để tạo sự thống nhất trong hành động thì được gọi là người tuân thủ

A. điều ước.

B. pháp luật.

C. kỉ luật .

D. qui chế.

Trả lời:

C. Kỉ luật

Câu 2: Kể tên 20 công trình Việt Nam hợp tác với nước ngoài.

Trả lời:

1. Cầu Thăng Long

2. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô(Nay là bệnh viện Hữu Nghị)

3. Nhà máy thủy điện Hòa Bình

4. Tuyến đường sắt Bắc-Nam

5. Cầu hữu nghị Nhật Tân

6. Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

7. Bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô

8. Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô( Tên chính thức là Cung Lao động Văn hóa hữu nghị Việt Xô)

9. Công viên Lê-Nin(vườn hoa Chi Lăng trước đây)

10. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

11. Cầu Bãi Cháy(Quảng Ninh)

12. Đường ô tô Tân Vũ

13. Cầu Thanh Trì

14. Cầu Cần Thơ

15. Đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện

16. Đường nối Nhật Tân – Sân bay Quốc tế Nội Bài

17. Nhà ga thứ 2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

18. Cầu hữu nghị Nhật Tân

19. Khách sạn Thắng Lợi

20. Trại bò Mộc Châu

Câu 3: Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội? Nêu 3 ví dụ về hoạt động chính trị - xã hội mà em biết.

Trả lời:

- Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Một số hoạt động chính trị xã hội:

+ Phong trào Trần Quốc Toản

+ Phong trào đền ơn đáp nghĩa.

+ Chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, cô đơn, những người bị rủi ro trong chiến tranh, thiên tai.

Câu 4: Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.

Trả lời:

* Tôn trọng lẽ phải :

- Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc .

- Phê phán việc làm sai trái .

- Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý .

- Tôn trọng các quy định của nhà trường đề ra .

* Không tôn trọng lẽ phải :

- Làm trái quy định của pháp luật .

- Vi phạm nội quy trường học .

- Thích việc gì thì làm .

- Không dám đưa ra ý kiến của mình .

- Không muốn làm mất lòng ai, gió chiều nào che chiều ấy .

Câu 5: Hãy phân tích và chứng minh nhận định: "Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh tập thể"?

Trả lời:

Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể, dân chủ tạo ra hoạt động công khai; kỉ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hành động. Kỉ luật là điều kiên đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; phát huy dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng cả quần chúng, là sức mạnh của một tập thể biết đoàn kết, thống nhất trong hành động để đạt hiệu quả trong công việc.

Câu 6: Những việc làm thể hiện đức tính dân chủ kỉ luật là:

a) Nam luôn thực hiện đúng nội quy, quy định của lớp, của trường

b) Dũng mở nhạc xập sình vào giờ nghỉ trưa trong khu tập thể

c) Một buổi đi dã ngoại, Hạnh – lớp trưởng lớp 9A nhắc các bạn không vứt rác bừa bãi

d) Hùng phóng nhanh vượt ẩu, vượt cả đèn đỏ khi tham gia giao thông

d) Ông Bình – chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm việc có giờ giấc

Trả lời:

-Ý a. Vì: Nam đã rất tự giác trong việc thức hiện nội quy quy định trong nhà trường, bạn luôn đi học đầy đủ và đúng giờ. Việc làm đó cho thấy Nam là một người có kỉ luật rất tốt

-Ý c. Vì: Hạnh đã thể hiện mình là mọt lớp trưởng rất gương mẫu và có ý thức. Việc giữ gìn về sinh nơi công cộng là một điều rất cần thiết thể hiện ý thức của một người . Việc bạn hạnh nhắc nhở các bạn cho thấy bạn là một ng có kỉ luật

-Ý d.  Vì: Ông Bình dù là một người chức cao trọng vọng nhưng lại có tính kỉ luật vô cùng cao. Ông là tấm gương cho người cấp dưới học tập và noi theo

Câu 7: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?

A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định.

B. Chôn chất thải độc hại vào đất.

C. Đốt các loại chất thải.

D. Tái chế, sử dụng các loại chất thải.

Trả lời:

Đáp án: A

Trả lời: Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định là hoạt động góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 8: Em tán thành hay không tán thành với quan điểm sống tốt gỗ hơn tốt nước sơn?

Trả lời:

Em đồng ý với quan điểm “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vì:

Giải thích câu tục ngữ

+ “gỗ”: chất lượng của đồ vật (ý chỉ phẩm chất bên trong của con người); “nước sơn”: hình thức bên ngoài.

+ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”: chất lượng bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài.

=> Khẳng định rằng vẻ đẹp bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài.

- Ý nghĩa của câu tục ngữ

+ Bất cứ đồ vật nào cũng nên xem xét chất lượng, đừng để vẻ bên ngoài hấp dẫn. Hình thức phải gắn liền với chất lượng.

+ Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì: Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng. Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

Câu 9: Em hãy điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực trong mỗi tình huống dưới đây thành suy nghĩ tích cực

Tình huống

Suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tích cực

1, Minh xin bố mẹ một số tiền lớn để tổ chức sinh nhật hoành tráng giống một vài bạn trong lớp. Bố meh Minh không đồng ý. Bố mẹ Minh cho rằng: Minh cần chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Sau đó, bố mẹ cho Minh một số tiền vừa đủ để mua hoa quả, bánh kẹo mời các bạn.

Bố mẹ “chặt chẽ” với mình quá! Tổ chức sinh nhật mà không bằng các bạn trong lớp thì xấu hổ lắm.

 

2. Hòa và Lê là đôi bạn thân. Hôm trước, Hòa bị một bạn trong lớp khác chê bai trên Facebook. Hòa tức giận, rủ Lê và một vài bạn khác sau giờ học cùng đi “dằn mặt” bạn đó. Nhưng Lê từ chối và khuyên Hòa không nên làm như vậy.

Lê không phải là bạn tốt! Một người bạn cần hết lòng vì bạn của mình, không nên từ chối bất cứ yêu cầu gì của bạn.

 

 

Trả lời:

- Tình huống 1: Vì kinh tế nhà mình chưa khá giả, với cả tổ chức một buổi sinh nhật vui vẻ bên mọi người là được.

- Tình huống 2: Lê khuyên nhủ để Hòa nhận ra điều đúng đắn, không phạm những lỗi nghiêm trọng.

Câu 10: Xử lí tình huống:

Lớp Huy tổ chức đi dã ngoại có cuộc cắm trại giữa các tổ. Huy được phân công mang bạt để dựng trại. Đêm trước ngày đi dã ngoại Huy đã bị sốt, mặc dù bạn đã chuẩn bị sẵn bạt.

Nếu là Huy, em sẽ làm thế nào để thể hiện mình là người có trách nhiệm?

Trả lời:

Cách giải 1: Nếu là Huy em sẽ gọi điện nói với cô giáo rằng mình bị sốt để cô giáo phân người tới nhà mình lấy bạt và xin lỗi cô và cả lớp vì mình không hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cách giải 2: Nếu là Huy em sẽ gọi điện nói với cô giáo rằng mình bị sốt và xin lỗi cô và cả lớp vì mình không hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi sáng mai nhờ bố hoặc mẹ đem bạt đến trường. 

Câu 11: Hợp tác quốc tế mang lại ý nghĩa gì cho nhân loại, cho Việt Nam và cho bản thân em? Theo em tại sao hiện nay nước ta đã hòa bình nhưng vẫn cần tăng cường hoạt động quốc phòng, an ninh?

Trả lời:

- Ý nghĩa hợp tác quốc tế mang lại ý nghĩa gì cho nhân loại, cho Việt Nam và cho bản thân em:

+ Hợp tác với quốc tế, đem lại ích lợi là cho cuộc sống của nhân loại ấm no, hạnh phúc, phát triển kinh tế; đối với bản thân em thì có thể quen đc nhiều bạn mới.

- Cần tăng cường hoạt động quốc phòng, an ninh, vì:

+ Các nước thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây rối, tìm mọi cơ hội để gây bạo loạn, lật đổ và can thiệp vũ trang.

+ Trong thời kì mở cửa, bên cạnh những mặt tích cực, ở nước ta còn có những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, quốc phòng và an ninh có vai trò trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 12: Hãy nêu ví dụ về các chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất tiêu dùng của thị trường.

Trả lời:

- Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ ăn đóng hộp. Trước kia thì thường sản xuất những đồ ăn nhanh, nhưng gần đây doanh nghiệp thấy được nhu cầu của thị trường đang quan tâm đến sức khoẻ nhiều hơn và ưa thích mặt hàng có tính bảo vệ sức khoẻ. Vì thế doanh nghiệp A đã nghiên cứu và chuyển sang sản xuất những mặt hàng tốt cho sức khoẻ như các loại hạt giàu dinh dưỡng và hoa quả sấy.

Câu 13: Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Trả lời:

- Để truyền thống dân tộc được gìn giữ thì tất cả các thế hiện trẻ cần biết đến những nét đẹp văn hoá dân tộc để truyền lại cho con cháu đời sau. Vậy thế hệ trẻ cần làm những công việc như:

+ Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian.

+ Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ.

+ Luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè.

+ Luôn hiếu thảo với ông bà, nghe lời cha mẹ.

+ Góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh giàng chủ quyền lãnh thổ về việc chủ quyền biển đảo của Việt Nam, tố cáo ngay những đơn vị có hành vi xấu đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Lên án, bài trừ những hành vi gây ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc của học sinh: ăn mặc không đúng quy cách, ăn nói sử dụng từ mượn bừa bãi, tham gia vào các tệ nạn xã hội.

+ Tìm tòi học hỏi những nét văn hoá, truyền thống của địa phương mình và trên cả nước.

+ Tìm tòi học hỏi những lịch sử của dân tộc và đất nước ta.

+ Luôn tự hào nói về văn hoá dân tộc trước bạn bè quốc tế

Câu 14: Nhân vật Mai An Tiêm trong Sự tích dưa hấy đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế nào khi làm vua cha tức giận? Trong hoàn cảnh đó, Mai An Tiêm đã thể hiện ý chí của mình ra sao?

Trả lời:

Trong Sự tích dưa hấu, khi làm vua cha tức giận, Mai An Tiêm và gia đình của mình đã bị đày ra một hòn đảo hoang giữa biển khơi. Nhân vật Mai An Tiêm đã phải đối mặt với hoàn cảnh rất khó khăn:

Sống trên một hòn đảo hoang không có người, cách biệt giữa biển khơi mênh mông.

+ Chỉ có một chiếc gươm cùn để hộ thân.

+ Không có nhà cửa.

+ Dự trữ lương thực chỉ đủ cho 5 ngày đầu.

- Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, Mai An Tiêm đã dũng cảm đối mặt và khắc phục những khó khăn. Trên đảo hoang, Mai An Tiêm cùng gia đình đã vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn:

+ Dùng hang đá làm nơi che mưa, che nắng.

+ Khi hết lương thực thì đi hái quả rừng, ăn rau dại, mò cua, bắt hến.

+ Dùng đá tạo lửa, lấy cành cây nhọn đào đất tìm nước uống.

+ Khi thấy chim làm rơi hạt cây xuống bãi cát, Mai An Tiêm nghĩ rằng chim ăn được thì người cũng ăn được, Mai An Tiêm đem hạt cây trồng thử. Nhiều tháng chăm sóc, cây đã cho trái ngọt là loại quả tròn to, vỏ xanh ruột đỏ có mùi vị thơm ngon. Loại quả đó sau này người ta gọi là dưa hấu. Nhờ trồng trọt loại quả này mà gia đình Mai An Tiêm đã có cuộc sống đầy đủ trên đảo hoang và sau đó được trở về đất liền.

=> Những việc làm khi bị đày lên đảo hoang của Mai An Tiêm đã thể hiện một ý chí tự lực tự cường rất đáng khâm phục.

Câu 15: Học sinh cần làm gì để bảo vệ hoà bình?

Trả lời:

- Học sinh khi còn học trên ghế nhà trường cũng cần biết bảo vệ hoà bình qua những hành động nhỏ như:

+ Biết học hỏi điều hay, lẽ phải từ người khác.

+ Chung sống hoà đồng, khoan dung với mọi người xung quanh.

+ Khi xảy ra xích mích cần biết bình tĩnh trao đổi giải quyết không gây gổ.

+ Không được phân biệt đối xử với bạn bè.

+ Giúp đỡ bạn bè trong học tập và những khi khó khăn.

+ Chủ động can ngăn những hành động đánh nhau, bất đồng,...

+ Tôn trọng những điều, thứ của người khác, không buông lời miệt thị.

+ Hưởng ứng những phong trào về hoà bình mà trường, lớp tổ chức.

=> Chỉ những hành động nhỏ như vậy cũng đã giúp phần nào bảo vệ hoà bình trong môi trường học tập và cuộc sống của mình. Tránh những xích mích, hậu quả không đáng có trong cuộc sống của mỗi người trong chúng ta vì cuộc sống tươi đẹp hơn.

Câu 16: Thanh lịch, văn minh là.

A. nét đẹp văn hóa của con người có hiểu biết và tâm hồn trong sáng

B. nét đẹp của tâm hồn

C. vẻ đẹp bên ngoài của con người

D. thể hiện trong cách ứng xử

Trả lời:

Đáp án A

Thanh lịch, văn minh là nét đẹp văn hóa của con người có hiểu biết và tâm hồn trong sáng

Câu 17: Biểu hiện của góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở cộng đồng dân cư là?

Trả lời:

- Biểu hiện:

+ Tham gia xóa đói giảm nghèo

+ Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn

+ Động viên con cháu đến trường đi học

+ Giữ gìn vệ sinh

+ Phòng chống tệ nạn xã hội

+ Bài trừ mê tín dị đoan

Câu 18: Để phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, theo em chúng ta cần làm gì?

Trả lời:

- Ngay lập tức di tản đến khu vực chú ẩn an toàn có nền đất cao hơn nếu được chính quyền địa phương yêu cầu.

- Tránh xa các khu vực bị ngập lụt, ngay cả khi nước đang rút.

- Không đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước đang chảy xiết.

- Đề phòng rắn ở những vùng ngập nước.

Câu 19: Vì sao phải tự lập? Thế nào là tự lập? Nêu những biểu hiện của tính tự lập ở học sinh

Trả lời:

- Vì: Sẽ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và xứng đáng được người khác kính trọng. Nếu không tự lập, ỷ lại thì sẽ gặp khó khăn, thất bại, làm phiền người khác.

- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tự tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc, ỷ lại vào người khác

- Biểu hiện:

+ Tự làm bài kiểm tra, không copy, xem tài liệu

+ Học thuộc bài, làm bài tập, chuẩn bị đầy đủ trước khi đến lớp

+ Tự chăm sóc bản thân, giặt giũ, nấu cơm...

Câu 20: Thảo luận với các bạn theo gợi ý sau:

- Những đối tượng trong cộng đồng cần giúp đỡ.

- Ý nghĩa của hoat động thiện nguyện.

- Xác định những hoạt động thiện nguyện mà các em có thể tham gia.

Trả lời:

- Những đối tượng trong cộng đồng cần giúp đỡ: những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn,  nạn nhân chất độc da cam, khuyết tật, trẻ em cơ nhỡ...

- Ý nghĩa của hoat động thiện nguyện: phát huy truyền thống yêu thương, tương thân tương ái, cùng nhau chia sẻ khó khăn với nhau, tạo tình đoàn kết…

- Xác định những hoạt động thiện nguyện mà các em có thể tham gia: Quyên góp quần áo đồ dùng học tập cũ, góp quỹ từ thiện từ tiền tiết kiệm, …

Câu 21: Thế nào là siêng năng, kiên trì?

Trả lời:      

- Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức.

- Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.

Câu 22: Chúng ta cần phải làm gì để thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

Trả lời: 

- Để thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, chúng ta cần:

+ Có thái độ vui vẻ, lịch sự đối với người nước ngoài khi họ đến thăm Việt Nam đó là biểu hiện của sự mến khách.

+ Vui vẻ, ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiếu khách của mình;

+ Giới thiệu cho bạn về con người và đất nước Việt Nam;

+ Giới thiệu những phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của quê hương, những món ăn Việt Nam…

+ Làm quen với bạn và tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét văn hoá của nước bạn…

Câu 23: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có ý nghĩa gì ? Lấy ví dụ minh họa ?

Trả lời:

- Ý nghĩa: nâng cao năng suất, làm việc vừa hiệu quả mà không mất thời gian, sản phẩm làm ra chất lượng tốt=> phát triển kinh tế

- Ví dụ: áp ụng khoa học kĩ thuật vào làm nông nghiệp vừa đạt chất lượng tốt mà đỡ tốn thời gian, công sức

Câu 24: Theo em, thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Điều đó có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

Trả lời:

- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.

- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.

Câu 25: Theo em, chúng ta cần rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật như thế nào?

Trả lời:

- Mọi người cần tự giác chấp hành những quy định của kỉ luật.

- Mọi người cần phát huy tốt tính dân chủ.

- Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người có cơ hội phát huy dân chủ.

- Học sinh phải vâng lời thầy, cô giáo. Thực hiện đúng quy định của lớp, của trường, phát huy quyền dân chủ và có ý thức kỉ luật của một công dân.

Câu 26: Con có kiến nghị gì đối với cha mẹ, thầy cô và các cô chú lãnh đạo làm công tác trẻ em các cấp để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em theo Luật Trẻ em và Công ước Liên hiệp quốc quy định?

Trả lời:

- Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, cần được bảo vệ và tạo môi trường phát triển. Con xin đưa ra một vài kiến nghị đối với cha mẹ, thầy cô và các cô chú lãnh đạo làm công tác trẻ em các cấp để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em theo Luật Trẻ em và Công ước Liên hiệp quốc quy định như sau:

+ Đầu tiên, con nghĩ là cần phải tuyên truyền, giáo dục cho trẻ em, học sinh biết và hiểu về quyền của bản thân mình. Chỉ khi hiểu rõ quyền lợi của mình, chính trẻ em cũng sẽ có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình khi quyền lợi ấy bị xâm phạm.

 Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về quyền trẻ em thì cần thông báo với cha mẹ, thầy cô để xử lý.

+ Đảm bảo cho chúng con thực hiện các quyền trẻ em: được vui chơi, học hành, hưởng các chăm sóc y tế... Để thực hiện những quyền lợi này, nhà nước và các cơ quan, tổ chức xã hội luôn luôn đóng vai trò quan trọng nhất.

Câu 27: Cho ví dụ về mặt tích cực của cạnh tranh.

Trả lời:

- Ví dụ: trên cùng một dãy phố, có rất nhiều cửa hàng bán đồ tạp hóa. Do đó, giữa những người bán hàng có sự cạnh tranh để thu hút khách hàng về cửa hàng của mình. Để cạnh tranh tốt, có hiệu quả, các chủ tiệm phải có được mẫu hàng tốt, giá phải chăng, thái độ phục vụ tốt....

Câu 28: Có ý kiến cho rằng: “năng động sáng tạo là phẩm chất riêng chỉ có ở những thiên tài người bình thường thì không”. Em có đồng ý với ý kiến trên không vì sao?

Trả lời:

- Không đồng ý với ý kiến trên.

- Mọi con người đều có xuất phát điểm như nhau. Thiên tài cũng giống như bao người khác, có khác thì cũng chỉ là một phần ở tố chất. Chúng ta có thể thua kém họ một phần tố chất thông minh thì chúng ta có thể bù vào đó là sự nỗ lực, cố gắng tìm tòi học hỏi. Chứ không thể đã nghèo về tư chất lại nghèo về ý chí được.

Câu 29: Nêu những biểu hiện của tự chủ và thiếu tự chủ qua lời nói, thái độ, hành động.

Trả lời:

 - Biểu hiện tự chủ:

+ Không nóng nảy,vội vàng trong hành động

+ Biết kiềm chế những ham muốn của bản thân

+ Bình tĩnh nói chuyện lịch sử trước đám đông

+ Không bị rủ rê lôi cuốn vào những việc làm k đúng

- Biểu hiện thiếu tự chủ:

+ Run sợ trước những bài làm khó

+ Bị lôi cuốn vào những lời rủ rê của bạn bè

+ Không nghiêm túc học tập

+ Không quan tâm đến hoàn cảnh của người giao tiếp

Câu 30: Hãy nêu cảm nghĩ của em về môn GDCD 6

Trả lời:

Giáo dục công dân là môn rất hay. Trước đây, môn học được gọi là Đạo đức ở thời cấp I, lên cấp II,III gọi là Giáo dục công dân. Đây là một môn học rất bổ ích và hay vào thời tôi còn học.Nghe giảng không nhàm chán,tâm lí học cũng thấy hay và tiếp thu tốt.

Ngày nay, khi đi học các bạn thường kêu các môn như Địa lý, Lịch sử... Giáo dục công dân... là các môn chán. Theo tôi nghĩ và thấy thì tâm lý các bạn học và nghe giảng có vào hay không một phần còn do các giáo viên giảng dạy, do cách soạn giáo trình.

Không thể nói Giáo dục công dân, Đạo đức là môn phụ được bởi vì đây là môn học đào tạo giáo dục, xây dựng nên tính cách, xây dựng nên một con người sống có tình cảm, sống để có đạo đức, có sự dạy dỗ cho nên được gọi là: Giáo dục công dân.

Môn học này hướng con người ta vào những điều tốt đẹp, đem lại sự suy nghĩ và những hành động tốt. Mong các bạn trẻ nên trân trọng và yêu quý môn học này!

1 879 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: