1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân có đáp án (Phần 3)

Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân có đáp án Phần 3 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn GDCD.

1 343 lượt xem


1000 câu hỏi Giáo dục công dân (Phần 3)

Câu 1: Hôn nhân tiến bộ dựa trên cơ sở nào?

A. Tình yêu

B.  Hôn nhân 1 vợ 1 chồng 

C. Tự nguyện

D. Cả a, b và c

Trả lời:

Đáp án D

Hôn nhân tiến bộ dựa trên các cơ sở: tình yêu, hôn nhân một vợ một chồng, tự nguyện

Câu 2: Biểu hiện của người không có tính tự chủ.

A. Biết kiềm chế cảm xúc

B. Không nao núng, hoang mang khi khó khăn

C. Mất kiểm soát khi gặp chuyện

D. Không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực

Trả lời:

Đáp án C

Biểu hiện của người không có tính tự chủ là: dễ bị mất kiểm soát khi gặp chuyện khó khăn,…

Câu 3: Ông Nam mới được bầu làm tổ trưởng tổ dân phố. Hai ngày sau, ông dán ở bảng tin tờ thông báo về việc thay đổi một số nội quy khu tập thể. Nhiều người đọc thông báo nhưng không đồng tình vì họ cho rằng việc thay đổi nội quy phải được bàn bạc trong cuộc họp trước khi ra thông báo.

Câu hỏi:

1/ Theo em, việc làm của ông Nam là đúng hay sai? Vì sao?

2/ Nếu em là một công dân sống cùng tổ dân phố với ông Nam sẽ xử sự như thế nào khi đọc được thông báo đó? Vì sao?

Trả lời:

1/ Việc làm của ông Nam là sai, thiếu dân chủ. Bởi vì, quy định chung phải được bàn bạc, thảo luận, mọi người ra ý kiến.

2/ Nếu là em, em sẽ không đồng tình với thông báo đó. Em sẽ triệu tập mọi người trình bày ý kiến, phản ánh việc làm của ông Nam.

Câu 4: Do mâu thuẫn cá nhân, K đã đánh H bị thương tích nặng với tỷ lệ thương tật 14%. H phải điều trị tốn kém hơn 40 triệu đồng. Trong trường hợp này, K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Hình sự và kỉ luật.

D. Hình sự và dân sự.

Trả lời:

Đáp án: D

Trả lời: Do mâu thuẫn cá nhân, K đã đánh H bị thương tích nặng với tỷ lệ thương tật 14%. H phải điều trị tốn kém hơn 40 triệu đồng. Trong trường hợp này, K phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự.

Câu 5: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm là nói đến hình thức

A. sử dụng pháp luật

B. tuân thủ pháp luật

C. áp dụng pháp luật

D. thi hành pháp luật

Trả lời:

Đáp án D

Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm là nói đến hình thức thi hành pháp luật

Câu 6: Tự chủ là gì? Biểu hiện của tính tự chủ? Ý nghĩa của tự chủ?

Trả lời:

- Tự chủ là làm chủ được bản thân, luôn ý thức được những gì mình đang làm và biết tự điều chỉnh hành vi cho phải, cho đúng mực.

- Biểu hiện của tính tự chủ: người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh m tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

- Ý nghĩa của tự chủ: tự chủ là một đức tính quí giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.

Câu 7: Lao động cụ thể là:

A. Nguồn gốc của của cải

B. Nguồn gốc của giá trị

C. Nguồn gốc của giá trị trao đổi

D. Cả a, b và c

Trả lời:

Đáp án đúng: A

Lao động là nguồn gốc của của cải

Câu 8: Chủ tịch A của một xã sẽ chịu trách nhiệm gì khi ăn hối lộ, làm tổn thất quyền lợi trong cơ quan:

A. Phạt tiền.

B. Giáng chức.

C. Bãi nhiệm, miễn nhiệm.

D. Bãi nhiệm, miễn nhiệm, giáng chức.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Khi ăn hối lộ, làm tổn thất quyền lợi trong cơ quan, chủ tịch A có thể bị bãi nhiệm, miến chức hoặc giáng chức (tùy theo tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

Câu 9: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính công khai.

D. Tính dân chủ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.

Câu 10: Những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau dựa vào sự phát triển của

A. hệ thống bình chứa.

B. công cụ lao động.

C. kết cấu hạ tầng. 

 D. tư duy sáng tạo.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau dựa vào sự phát triển của công cụ lao động.

Câu 11: Hợp tác quốc tế đem lại cho tỉnh Quảng Ninh những lợi ích gì? Nêu một số thành tựu tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế.

Trả lời:

- Hội nhập quốc tế giúp cho thế giới có cái nhìn khác về Việt Nam, làm cho nền kinh tế Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ ,vươn cao về chỉ số tăng trưởng bình quân thu nhập,phát triển một số ngành khác như dịch vụ,công nghệ thông tin,......

- Một số thành tựu: Nhà máy xi măng Cẩm Phả (sự hợp tác với Nhật Bản),....

Câu 12: Em hãy nêu những biểu hiện năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả và không năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày

Trả lời:

- Biểu hiện trong học tập:

+ Biết sắp xếp tài liệu học tập khoa học,

+ Biết sắp xếp thời gian học tập hợp lí để có thể học đều các môn,

+ Biết kiến thức trọng tâm để chắt lọc và luyện tập,

+ Biết lựa chọn phương pháp học hiệu quả,...

+ Biết học hỏi những cách học của người khác

+ Có kết quả học tập tốt

- Biểu hiện trong cuộc sống:

+ Biết sắp xếp đồ đạc trong phòng một cách khoa học;

+ Biết sắp xếp công việc cần làm trước và công việc nào cần làm sau;

+ Biết sắp xếp thời gian làm những công việc nhà;

+ Biết lựa chọn cách làm nhanh và hiệu quả;...

- Trong công việc: Công việc cũng cần như những việc làm hằng ngày hay học tập.

+ Người đó biết sắp xếp công việc của bản thân;

+ Họ biết được cách làm những công việc đó nhanh nhất và kết quả tốt;

+ Họ biết học hỏi và sáng tạo những cách làm việc hiệu quả;

+ Họ biết sắp xếp thời gian trong khi làm việc để có kết quả tốt nhất.

Câu 13: Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người

A. thật thà trước hành động việc làm của mình.

B. thành công trong công việc và cuộc sống.

C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.

D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.

Trả lời:

Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.

Chọn đáp án B

Câu 14: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất kinh doanh vận dụng tốt tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển khi thực hiện hành vi nào dưới đây

A. Trả tiền mua chịu hàng

B . Mua vàng cất trữ

C. Cải tiến kĩ thuật sản xuất

D. Phân phối lại sức lao động

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất kinh doanh vận dụng tốt tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển khi thực hiện hành vi: cải tiến kĩ thuật

Câu 15: Học xong bài hợp tác cùng phát triển. Bạn A và bạn B đã tranh luận với nhau, A cho rằng trong học tập và công việc, nếu hợp tác với những người giỏi hơn thì chúng ta mới có thể phát triển. Bạn B thì lại cho rằng, chỉ nên hợp tác với những người có cùng trình độ với mình. 

a. Em đồng tình với ý kiến nào trên đây ? Vì sao ? 

b. Là bạn của bạn A và bạn B thì em sẽ ứng xử như thế nào ??  

Trả lời:

a) Các ý kiến của bạn A và bạn B đều phiến diện và không đầy đủ vì mỗi người có điểm mạnh và điểm yếu riêng, ý nghĩ cũng khác nhau. Nếu chỉ hợp tác với những người giỏi hơn, chúng ta sẽ trở nên phụ thuộc vào người khác. Nếu chỉ hợp tác với những người có cùng trình độ thì sẽ tiếp thu rất ít kiến thức mới.

b) Nếu là bạn của A và bạn B thì em sẽ nói rằng trong học tập và công việc, chúng ta nên có sự hợp tác với tất cả mọi người ở mọi trình độ vì ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có như thế, chúng ta mới học hỏi được cái hay của nhau để cùng phát triển.

Câu 16: Nêu mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật. Cho ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật.

Trả lời:

- Giữa pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Kỉ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật. Pháp luật và kỉ luật đều giúp mọi người tuân theo những chuẩn mực, đi vào guồng của cuộc sống qua đó hoàn thiện mình hơn và giúp cho xã hội, cộng đồng cùng phát triển chung.

- Ví dụ:

+ Pháp luật quy định về chuẩn mực đạo đức của giáo viên khi giảng dạy thì kỉ luật trong trường cũng cần có quy định tuân theo quy định của pháp luật, khi có sai phạm về chuẩn mực đạo đức giáo viên thì cần xử lý triệt để không bao che.

+ Pháp luật quy định công dân có quyền được đảm bảo bí mật thư tín => Các quy định kỉ luật cũng phải thực hiện quyền này của công dân, không ai có quyền bắt ép người thuộc cộng đồng, tổ chức phải cung cấp những bí mật thư tín đó.

Câu 17: Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Em hãy lấy 2 ví dụ cụ thể về những điều nên hoặc không nên học tập trong việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

Trả lời:

- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

- Ví dụ:

+ Nên tìm hiểu, học hỏi những thành tựu, tiến bộ khoa học – kĩ thuật, văn hóa… của các dân tộc.

+ Không nên tỏ thái độ và hành động kì thị, chê bai văn hóa của các dân tộc khác.

Câu 18: Học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?

Trả lời:

- Tuyên truyền, phòng chống tệ nạn xã hội.

- Có cuộc sống lành mạnh, lao động và học tập tốt.

- Trang bị đầy đủ kiến thức về tệ nạn xã hội để tránh xa các tệ nạn xã hội.

- Nếu thấy hành vi về tệ nạn xã hội cần báo ngay cho công an.

- Biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào các tệ nạn xã hội.

- Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

Câu 19: Sống liêm khiết là luôn nhận thiệt thòi về bản thân mình là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

- Sai. Vì: liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Câu 20: Theo em, tại sao chúng ta lại yêu hòa bình, ghét chiến tranh?

Trả lời:

- Hòa bình là cơ sở đem lại cuộc sống bình yên, ấm no, tự do, hạnh phúc, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, đó chính là khát vọng của toàn nhân loại.

- Chiến tranh gây đau thương chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, không được học hành. Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá và đó là thảm họa của loài người.

Câu 21: Giả sử điều tra sơ bộ về cầu lượng nước ngọt trong dịp Tết Nguyên đán 2022 là 30 triệu chai, trong đó cocacola cung cấp là 12 triệu chai, Tribeco cung cấp 10 triệu chai. Các công ty nước ngọt khác cung cấp 14 triệu chai.

a, Theo em, thông tin trên phản ánh điều gì?

b, Nếu cũng là nhà sản xuất nước ngọt, trong trường hợp trên em sẽ làm gì? Vì sao?

Trả lời:

a. Số liệu trên phản ánh: 

- Số lượng cầu: 30 triệu chai nước ngọt 

- Số lượng cung: 36 triệu chai nước ngọt 

Theo số liệu ta thấy cung < cầu. Suy ra giá cả< giá trị 

b. Theo em, nếu là nhà sản xuất nước ngọt em sẽ: thu hẹp hoặc chuyển đổi mặt hàng sản xuất. 

Giải thích: Nếu kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung > cầu. Giá cả < giá trị thì nhà sản suất sẽ bị thua lỗ. Vì vậy để thu được nhiều lợi nhuận em sẽ thu hẹp hoặc chuyển đổi sản xuất 

1 343 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: