Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 21, 22 Chính tả
Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chính tả trang 21, 22 hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 Tập 1. Mời các bạn đón xem:
Mục lục Giải Vở bài tập Tiếng việt lớp 5 trang 21, 22 Chính tả
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 21 Bài 1:
a) Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần:
Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng
Tiếng |
Vần |
||
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
|
nghĩa |
|
|
|
chiến |
|
|
|
b) Nêu nhận xét: Các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo?
Giống nhau:
Khác nhau:
- Có hay không có âm cuối?
- Dấu thanh đặt ở chữ cái nào?
Phương pháp giải:
a. - Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
- Các âm đệm được ghi bằng các chữ cái o, u
b. Em quan sát và trả lời các câu hỏi
Trả lời:
Tiếng |
Vần |
||
Âm đệm |
Âm chính |
Âm cuối |
|
nghĩa |
|
ia |
|
chiến |
|
iê |
n |
b) Nêu nhận xét : các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo?
- Giống nhau: Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái.
- Khác nhau:
+ Tiếng "chiến" có âm cuối, tiếng "nghĩa" không có âm cuối.
+ Tiếng "chiến" dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi), tiếng "nghĩa" dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 22 Bài 2: Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên:
Phương pháp giải:
Em thực hiện theo yêu cầu của đề bài.
Trả lời:
- Đối với tiếng có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi).
- Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính (nguyên âm đôi).
Xem thêm các bài soạn, giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết khác:
Luyện từ và câu - Từ trái nghĩa Tuần 4 trang 22, 23
Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh Tuần 4 trang 23, 24
Luyện từ và câu - Luyện tập về từ trái nghĩa Tuần 4 trang 25, 26
Xem thêm các chương trình khác: