Vẻ đẹp của sông Đà - Tác giả tác phẩm - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Vẻ đẹp của sông Đà Ngữ văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,815 29/05/2024


Tác giả tác phẩm: Vẻ đẹp của sông Đà- Ngữ văn 9

những nhận định về tác giả và những nhận định về tác giả và nhận định ...

I. Tác giả văn bản Vẻ đẹp của sông Đà


- Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn.

- Quê thuộc làng Mộc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà nội

- Sau khi học hết bậc thành chung, ông viết văn và làm báo.

- Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ cuộc kháng chiến.

- Từ năm 1948 đến năm 1968, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.

- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí to lớn và vai trò không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam.

- Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiều quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…

- Phong cách nghệ thuật: phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám song có thể thấy những điểm nhất quán sau:

+ Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân.

+ Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ,…

+ Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…

Vẻ đẹp của sông Đà - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

II. Tìm hiểu văn bản Vẻ đẹp của sông Đà


1. Thể loại

- Tác phẩm Vẻ đẹp sông Đà thuộc thể loại: tùy bút

2. Xuất xứ

- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó

- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến…lai chữ): Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ của sông Đà.

5. Giá trị nội dung

- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

6. Giá trị nghệ thuật

- Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.

- Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị.

- Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn.

- Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Vẻ đẹp của sông Đà


1. Vẻ đẹp hung bạo, trữ tình của sông Đà

- Vẻ đẹp sông Đà hiện qua các góc nhìn:

+ Từ trên cao nhìn xuống: “Từ trên tàu bay nhìn xuống sông Đà”

+ Từ quá khứ đến hiện tại “Nhìn sông Đà như một cố nhân”

+ Nhìn từ trong thuyền “Thuyền tôi trôi trên sông Đà

→ Kết luận: Vẻ đẹp của Sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả qua nhiều góc nhìn khác nhau, tạo nên một bức tranh sông nước Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình, vừa bí ẩn, huyền ảo.

- Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.

+ Sông Đà tuôn dài tuôn dài - áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai, cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.

- Tác dụng:

+ Làm cho câu văn tăng tính sinh động, gợi hình, gợi cảm, giàu chất thơ

+ Tác giả so sánh sông Đà dài như áng tóc trữ tình cho chúng ta thấy sông Đà hiện lên như một người con gái có áng tóc dài, lộ vẻ kiều diễm, lãng mạn pha chút dịu dàng. Người con gái ấy làm duyên làm dáng giữa đất trời Tây Bắc. Trên mái tóc ấy lúc ẩn lúc hiện những bông hoa ban cài tinh tế. Tạo nên một khung cảnh đậm chất trữ tình

+ Tác giả nâng niu, trân trọng sông Đà với tất cả niềm say mê, sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả.

- Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

+ Bờ sông hoang - một bờ tiền sử

+ Bờ sông hồn nhiên - một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa

- Tác dụng:

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn

+ Tác giả so sánh một vật có thật là “bờ sông hoang”, “bờ sông hồn nhiên” với một vật không có thật, mang tính trừu tượng “một bờ tiền sử”, “một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” có thể thấy tác giả đã dùng tưởng tượng của mình để so sánh. Những liên tưởng, so sánh đầy chất thơ và rất kì thú của bờ sông cho thấy cái tài của Nguyễn Tuân - bậc thầy ngôn ngữ. Bờ sông mang lại cho tam cảm giác hoài niệm về quá khứ, một chút “hồn nhiên”, “hoang”, đầy chất “cổ tích”

Vẻ đẹp của sông Đà - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

2. Tình cảm của tác giả dành cho sông Đà

- Tác giả cảm thấy xúc động, yêu mến, say sưa khi nhìn thấy sông Đà vui vẻ “Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà”

- Tác giả khao khát, say mê : “Chao ôi thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu”.

IV. Dàn ý phân tích Vẻ đẹp của sông Đà

1 Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài

  • Hướng chảy của sông Đà cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng thủy giai đông …”.
  • Bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”
  • Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.
  • Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô …mượn cạp ngoài bờ vực”,
  • Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:
    • Xa: âm thanh thác đá “con xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn con trâu … cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).
    • Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”
    • Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa sinh, một cửa tử (tả ngạn), vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh (hữu ngạn), vòng 3 có ít cửa và 1 cửa sinh (giữa), gơi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm, mẹo lược, biến hóa khôn lường.
  • Nhận xét: sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người

3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề

1 1,815 29/05/2024