Cái roi tre - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Cái roi tre Ngữ văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Cái roi tre - Ngữ văn 9
I. Tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến
- Nguyễn Vĩnh Tiến, sinh năm 1974, là kiến trúc sư, nhà văn, nhà thơ người Phú Thọ.
II. Tìm hiểu văn bản Cái roi tre
1. Thể loại
- Tác phẩm Mục đích của việc học thuộc thể loại: thơ lục bát
2. Xuất xứ
- In trong Những bình minh khác, tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2001.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm
4. Bố cục Cái roi tre
- Phần 1 (từ đầu đến …ngớt mồm): lí giải sự xuất hiện của cái roi tre.
- Phần 2 (đoạn còn lại): cái roi tre gắn liền với tuổi thơ “tôi”.
5. Giá trị nội dung
- Văn bản thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm của nhân vật "tôi" đối với ông nội và giúp người đọc cảm nhận được sự ảm đạm, u buồn trong gia đình khi có người bị bệnh.
6. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật quan sát, miêu tả tỉ mỉ, khả năng cảm nhận sự vật tinh tế.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Cái roi tre
1. Hình ảnh “cái roi tre”
- Hình ảnh “cái roi tre” được nhắc đến 3 lần, trong các dòng thơ:
+ Bố tôi với cái roi tre
+ Nỗi đau đâu cứ phải là roi tre?
+ Bố tôi quăng cái roi tre lên trời.
- Tác dụng:
+ Cho thấy sự gần gũi, thân quen cua chiếc roi tre.
+ Sự tha thứ, nỗi đau khi người thân mất qua hình ảnh người cha quăng đi.
2. Thông điệp bài thơ
- Tác giả muốn gửi thông điệp về sự đau khổ và nỗi đau không nhất thiết phải đến từ những phương pháp trừng phạt. Bởi nỗi đau đâu chỉ có thể do chiếc roi gây nên, mà thậm chí đến từ chính những người thân trong nhà, đó là khi ông mất. Bởi vậy hãy trân trọng khoảnh khắc bên những người thân yêu trong gia đình vì chẳng biết bao giờ họ rời xa chúng ta.
IV. Đọc văn bản Cái roi tre
CÁI ROI TRE
- Nguyễn Vĩnh Tiến -
Bố tôi với cái roi tre
Khi tôi bỏ học, chạy về thăm ông
Nhà tôi người đứng, người trông
Bà ngồi than thở, trời không ngớt nồm…
Ông tôi ốm được mười hôm
Rễ tre, rễ mít đã chồm ra sân
Đàn gà vẫn đứng một chân
Con bên thành giếng, con gần đống rơm
Hoa nhài nở chẳng còn thơm
Ấm trà nguội ngắt, bữa cơm vội vàng ...
Ông tôi mê tỉnh ngổn ngang
Cầm tay tôi lại đặt sang tay bà
Tôi nhìn ông, muốn khóc oà
Nỗi đau đâu cứ phải là roi tre?
Chiều nay bỏ học tôi về
Bố tôi quăng cái roi tre lên trời.
V. Dàn ý phân tích Cái roi tre
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến và bài thơ Cái roi tre.
- Khái quát chung về nội dung của bài thơ.
2. Thân bài:
- Bối cảnh mà bài thơ đang đề cập đến có gì đặc biệt? (Cảnh vật gia đình, khung cảnh sân vườn khi người ông bị bệnh nằm liệt giường)
- Tình cảm gia đình: Khi ông ốm cả nhà đều lo lắng, thể hiện được tình cảm tương giao của các thế hệ trong gia đình.
- Hình ảnh chiếc roi tre thể hiện điều gì? (Là vật người lớn dùng để răn dạy con trẻ, nhưng đồng thời cũng là sự tha thứ, nỗi đau khi người thân mất qua hình ảnh người cha quăng đi).
- Cảm nhận về bài thơ và một số đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ.
3. Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, nêu cảm nhận chung về bài thơ.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo